Tài liệu Thi công chức - Những vấn đề cơ bản về nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (45 trang)

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Sau cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Vi ệt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là Nhà nước kiểu mới về bản chất, khác hẳn với các kiểu Nhà nước từng có trong lịch sử. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trước đây và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, tuy tên gọi có khác nhau nhưng về bản chất thì không thay đổi, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời mang tính nhân dân sâu sắc.
    1. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    - Nhà nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt N am - đội tiên phong của giai cấp công nhân;
    - Từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức và hoạt động của Nhà nước luôn quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân mà cụ thể là quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Bản chất bao trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống Nhà nước là tính nhân dân của Nhà nước . Điều 2, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) xác định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
    nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
    Bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thể hiện bằng những đặc trưng sau:
    a. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cá ch mạng, trải qua bao hy sinh gian khổ làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân tự mình lập nên Nhà nước. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay là sự tiếp nối sự nghiệp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là Nhà nước do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tự tổ chức thành, tự mình định đoạt quyền lực Nhà nước.
    Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nướ c với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6, Hiến pháp 1992 quy định : Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” ; tham gia góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân; kiểm tra, giám sát hoạt đ ộng của các cơ quan, công chức Nhà nước .
    b. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân tộc
    Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam vừa là bản chất, vừ a là truyền thống, vừa là nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại.
    Điều 5, Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
    Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình
    c. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
    Trước đây trong các kiểu Nhà nước cũ, quan hệ giữa Nhà nước và công dân là mối quan hệ lệ thuộc, người dân bị lệ thuộc vào Nhà nước, các quyền tự do dân chủ bị hạn chế.
    Ngày nay, khi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thì quan hệ giữa Nhà nước và công dân đã thay đổi, công dân có quyền tự do dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước Nhà nước. Pháp luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân; quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của Nhà nước.
    d. Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Dân chủ hóa đời sống Nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại, mà còn là một đòi hỏi có tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Thực chất của dân chủ XHCN là thu hút những người lao động tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của Nhà nước v à của xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng Nhà nước phải là quá trình dân chủ tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời phải cụ thể hóa tư tưởng dân chủ thành các quyền của công dân, quyền dân sự, chính trị cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát huy được quyền dân chủ của nhân dânh ngày càng rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn của Nhà nước.

    3. Tính thời đại

    Xu thế chung hiện nay trên chính trường quốc tế là hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng nhau tiến bộ và hội nhập. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị mở rộng hợp tác, giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    II. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    1. Quốc hội
    Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Điều 83, Hiến pháp 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001) .
    a. Chức năng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...