Luận Văn Theo bạn thì mô hình cấu trúc tổ chức nào nhân viên thích làm việc nhất và không thích làm việc nhất

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC 8
    II. NHỮNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CƠ BẢN 9
    1. MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI. 10
    2. MÔ HÌNH PHẲNG 14
    3. MÔ HÌNH THÁP 15
    a. Cơ cấu tổ chức hướng vào bên trong. 17
    · Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến. 17
    · Cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng. 18
    · Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến- chức năng. 20
    · Cơ cấu tổ chức quản trị theo ma trận. 22
    b. Cơ cấu tổ chức hướng ra bên ngoài 24
    · Cơ cấu tổ chức phân theo sản phẩm 24
    · Cơ cấu tổ chức phân theo khách hàng. 25
    · Cơ cấu tổ chức phân theo địa dư 25
    III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC MÀ NHÂN VIÊN LÝ TƯỞNG 27
    1. Tâm lý nhân viên hiện đại và những rào cản từ mô hình tháp. 27
    2. Mô hình quản trị lý tưởng. 33
    IV. BÀI HỌC QUẢN LÝ 42
    1. Microsoft 42

    CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
    Con người là chủ thể quan trọng nhất trong cuộc sống, có 1 giả định thú vị rằng nếu trái đất này không có con người thì nó cũng chỉ là hành tinh không sự sống. Thật vậy, chính con người chúng ta đã làm nên cho cuộc sống này những màu sắc, những bước phát triển vĩ đại về khoa học, tri thức. Nhưng con người với đặc điểm chỉ có một và duy nhất trên trái đất, một sự vật nhỏ bé trong thế giới quan bao la, rông lớn, thế nên trong quá trình phát triển của mình loài người đã tập hợp lại, tiến hóa từ bầy đàn, bộ lạc, thị tộc, rồi tổ chức, cộng đồng đến xã hội. Nói rộng ra về lịch sử để hiểu quản trị học mang một tính cách lịnh sử, nó cũng dựa trên những quy luật phát triển của con người. Trong quản trị học khái niệm về tổ chức được xem là khái niệm cơ bản và rất quan trọng để tìm hiểu về các kiến thức kinh tế khác, vậy tổ chức là gi? Có thể định nghĩa ngắn gọn dựa vào những gì đã nói ở trên tổ chức chính là việc từ 2 người trở lên, hoạt động, sống tập hợp lại với nhau và có cùng một mục đích tồn tại, phát triển trong một chừng mực nào đó để thực hiện một mục tiêu chung. Đó là một khái niệm tổ chức rất rộng, có thể nói với khài niệm tổ chức như vậy ta đang có một tập hợp mẹ của những khái niệm rộng nhất về tổ chức. Trong lĩnh vực quản trị thì tổ chức thường mô tả các hình thức tập hợp con người làm việc, hoạt động vì những mục đích riêng, và với dân Luật thì khái niệm về điều 84 Bộ Luật Dân sự về pháp nhân chính là câu trả lời cho một tổ chức thế nào được pháp luật thừa nhận, Ngày nay, các tổ chức hiện đại cũng có những yếu tố lịch sự ấy, nó cũng được phân chia thứ bậc, quyền hạn để thực hiện sức mạnh của tổ chức, để thực hiện những sứ mệnh riêng của nó nhưng xu hướng xây dựng ngày nay đã không còn độc tài, độc quyền như cách đây nhiều năm, rất nhiều xu thế đang làm thay đổi thế giới.
    I. KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC
    Ở trên ta đi đề cập đến yếu tố tổ chức theo nghĩa rộng. Cơ cấu tổ chức được xem như là bộ xương sống trong tổ chức. Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu khái niệm cơ cấu tổ chức và phân tích nó để hiểu được vai trò của sự sắp xếp trong tổ chức cần thiết như thế nào.Có nhiều định nghĩa nhưng theo nhóm định nghĩa sau là đầy đủ và khái quát nhất: “Cơ cấu tổ chức có thể được hiểu rằng là một chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và những có trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp quản trị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và mục tiêu chung của tổ chức[1]”. Từ định nghĩa trên ta thấy có những điểm quan trọng sau:
    Chuyên môn hóa: Fredericl Winslow Taylor[2] chính là người đã phát triển và hình thành lý thuyết về nguyên tắc chuyên môn hóa. Đó là việc phân chia lao động, phân định những gì phải làm và không được làm cho từng người, từng bộ phận trong tổ chức theo những năng lực, những đặc
    [HR][/HR][1] Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh- Quản Trị Học- NXB Phương Đông- 2011- trang 148

    [2] Frederick Winslow Taylor, sinh năm 1856, là một kỹ sư cơ khí người Mỹ. Ông được coi là người tiên phong của trào lưu Quản lý Khoa học. Taylor xây dựng lý thuyết của mình khi làm việc trong Nhà máy thép Midvale tại Philadelphia vào những năm 1880. Thành công chính của thuyết Taylor là phát hiện khoa học về cách thức thực hiện nhanh nhất đối với bất kỳ một việc cụ thể nào. Cống hiến chính của Taylor là: (1) nguyên tắc phân chia công việc – tách nhỏ thành các mảng việc để tối ưu hoá lợi thế của các kỹ năng chuyên môn sâu. Từng nhân viên được lựa chọn, bố trí và đào tạo phù hợp với vị trí công việc. Người nào làm việc năng suất hơn được trả công cao hơn. (2) nguyên tắc đồng nhất, còn gọi là thống nhất về định hướng - các hoạt động giống nhau được nhóm lại trong một đơn vị, triển khai theo một kế hoạch và có một người giám sát riêng. Trào lưu quản lý khoa học có ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra đời hành chính công với tư cách là một khoa học. Các nội dung của Thuyết này vẫn đang được các tổ chức công ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và đánh giá thực hiện công tác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...