Luận Văn Theo bạn mô hình cấu trúc tổ chức nào nhân viên thích làm việc nhất và không thích làm việc nhất? Tạ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Mục lục 1
    Dẫn nhập . 2
    Vấn đề 1. Các mô hình cơ cấu tổ chức . 3
    1. Đặt vấn đề 3
    2. Các mô hình cơ cấu tổ chức 4
    2.1. Mô hình tổ chức căn bản 4
    2.1.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến . 4
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức chức năng . 5
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng . 6
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức theo ma trận 7
    2.2 Mô hình theo cấp số quản trị 8
    2.2.1 Mô hình phẳng 8
    2.2.2 Mô hình dạng lưới . 9
    2.2.3 Mô hình dạng tháp 9
    3. Giải quyết vấn đề . 9
    DẪN NHẬP
    Ngày nay, xu thế toàn cầu đang hướng đến việc phát triển nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư vào nền kinh tế nước nhà, hệ quả tất yếu của chính sách này là rất nhiều doanh nghiệp sẽ được thành lập. Mặt tích cực của hệ quả này là làm cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh mới được ra đời. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng quyết liệt. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng trăm doanh nghiệp lâm vào tình trạnh phá sản, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ bãn lĩnh để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này. Chỉ có những doanh nghiệp có chiến lược phát triển đúng đắn thì mới có khả năng trụ vững lâu dài. Để đạt được thành quả đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hoàn cảnh kinh tế đòi hỏi họ phải nâng cao nhận thức sao cho quản lý tổ chức thật hiệu quả. Năng lực của cấp quản trị trong một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét nhất thông qua các quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Mỗi quá trình đều có vai trò rất quan trọng, quyết dịnh sự tồn tại của công ty và giữa chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tổ chức là một trong các quá trình của quản trị. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có tổ chức, nó là sự liên kết nội bộ giữa các bộ phận trong công ty, làm nên một thể thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị dễ dàng nắm bắt tình hình để lãnh đạo và kiểm soát. Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nhà quản trị cần phải xác định việc làm thế nào để tổ chức một mô hình vừa thống nhất, đem lại hiệu quả hoạt động cao và vừa phải linh động sao cho bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại, đặc biệt khi trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của chức năng quản trị tổ chức đối với sự phát triển của một doanh nghiệp nên nhóm chúng tôi đã nghiên cứu một số vấn đề về quá trình tổ chức sau đây.


    VẤN ĐỀ 1: THEO BẠN MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC NÀO NHÂN VIÊN THÍCH LÀM VIỆC NHẤT VÀ KHÔNG THÍCH LÀM VIỆC NHẤT? TẠI SAO?
    1. Đặt vấn đề
    Ngày nay, các doanh nghiệp muốn thành công phải đề cao giá trị nguồn nhân lực, coi trọng giá trị, khả năng của từng nhân viên. Để tạo một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức thì cần phải có chức năng tổ chức. Có thể nói mục tiêu tổng quát nhất của công tác tổ chức là thiết kế được một cấu trúc tổ chức vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đã xác định.
    Cơ cấu tổ chức là thể hiện đồ thị về mặt cấu trúc của một tổ chức, một công cụ quản trị hữu ích và là một phác thảo của kế hoạch tổ chức để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực. Mỗi mô hình tổ chức có hai chiều, một chiều thể hiện thang bậc dọc (vertical hierarchy) và một chiều thể hiện sự chuyên môn hóa theo chiều ngang (horizontal specialization). Thang bậc dọc thiết lập chuỗi điều khiển, thể hiện ai báo cáo với ai. Chuyên môn hóa theo chiều ngang thiết lập sự phân chia lao động.
    Quan điểm thiết kế cơ cấu bao gồm hai quan điểm đó là truyền thống và hiện đại. Quan điểm truyền thống nhấn mạnh đến tính chính thức và hệ thống quyền lực phân biệt rõ ràng. Mô hình này hướng vào tập quyền và duy trì tuyến lãnh đạo theo cấp bậc với những nguyên tắc hoạt động dựa vào thông tin chính thức. Khác với quan điểm này, quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...