Luận Văn Thể thức văn bản QLNN của Ủy ban nhân dân cấp huyện - Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp [Luận v

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    Uỷ ban nhân dân : UBND
    Hội đồng nhân dân : HĐND
    Quản lý nhà nước : QLNN
    Văn bản quy phạm pháp luật : Văn bản QPPL
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 4
    CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    I. VĂN BẢN QLNN 4
    1. Khái niệm 4
    1.1. Khái niệm văn bản. 4
    1.2. Khái niệm văn bản QLNN 4
    1.3. Khái niệm về văn bản quản lý hành chính nhà nước. 5
    1.4. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật pháp luật và văn bản quản lý thông thường. 5
    2. Chức năng và vai trò của văn bản QLNN 5
    2.1. Chức năng cơ bản của văn bản QLNN 5
    2.2. Vai trò của văn bản QLNN 8
    3. Hệ thống văn bản QLNN 10
    3.1. Văn bản QPPL. 10
    3.2. Văn bản hành chính thông thường. 11
    3.3. Văn bản cá biệt 12
    3.4. Văn bản chuyên môn kỹ thuật 12
    II. THỂ THỨC VĂN BẢN QLNN 12
    1. Khái niệm thể thức văn bản. 12
    2. Các yêu cầu thể thức văn bản. 13
    2.1. Tính pháp lý. 13
    2.2. Tính chính xác. 14
    2.3. Tính khoa học. 14
    CHƯƠNG II 17
    CƠ SỞ THỰC TIỄN 17
    I. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN NGHĨA ĐÀN 17
    1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Nghĩa Đàn. 17
    1.1. Chức năng. 17
    1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 18
    2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Nghĩa Đàn. 19
    II. THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QLNN CỦA UBND HUYỆN NGHĨA ĐÀN . 20
    1. Thẩm quyền ban hành văn bản. 20
    2. Trình tự, thủ tục soạn thảo và ban hành văn bản QLNN của UBND huyện Nghĩa Đàn. 26
    2.1. Văn bản QPPL. 26
    2.2. Văn bản hành chính thông thường và văn bản cá biệt 27
    CHƯƠNG III 29
    THỰC TRẠNG THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA ĐÀN 29
    I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 29
    II. NHỮNG TỒN TẠI. 30
    1. Quốc hiệu. 31
    2. Tên cơ quan ban hành văn bản. 32
    3. Số và ký hiệu văn bản. 33
    4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản. 35
    6. Nội dung văn bản. 37
    7. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. 39
    8. Dấu của cơ quan, tổ chức. 42
    9. Nơi nhận. 42
    10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật 44
    11. Các thành phần thể thức khác. 45
    CHƯƠNG IV 47
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO 47
    CÁC YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA ĐÀN 47
    I. ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN QLNN CỦA UBND HUYỆN NGHĨA ĐÀN 47
    1. Ưu điểm 47
    2. Tồn tại 47
    3. Nguyên nhân. 48
    3.1. Trình độ cán bộ soạn thảo văn bản. 48
    3.2. Ý thức cán bộ. 48
    3.3. Văn bản quy định của nhà nước. 49
    3.4. Công tác phổ biến văn bản quy phạm pháp luật 49
    3.5. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. 49
    3.6. Tổ chức, bộ máy. 50
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 50
    1. Giải pháp. 50
    1.1. Nâng cao trình độ, ý thức của cán bộ công chức. 50
    1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định của nhà nước. 51
    1.3. Chú trọng công tác phổ biến pháp luật 51
    1.4. Các cấp lãnh đạo cần phải quan tâm hơn nữa tới công tác soạn thảo và ban hành văn bản. 51
    1.5. Cải tiến công tác soạn thảo và ban hành văn bản QLNN của UBND huyện Nghĩa Đàn. 52
    2. Kiến nghị 53
    KẾT LUẬN 55
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
    PHỤ LỤC 58
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 58

    1. Lý do chọn đề tài
    Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Để quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội, Nhà nước đã xây dựng nên một hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương. Trong đó cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đóng vai trò quan trọng; đây chính là cầu nối, là nơi đưa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; và hiệu quả hiệu lực của các chủ trương, chính sách này suy cho cùng lại phụ thuộc vào năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương.
    Việc ban hành văn bản có một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Có thể nói, văn bản vừ là phương tiện, vừa là công cụ để các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào đời sống và là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân.
    Những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của văn bản trong QLNN, hoạt động ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước ở địa phương được từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng được nhu cầu giải quyết các công việc cụ thể cũng như trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực tế. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản của cơ quan nhà nước tại địa phương vẫn còn bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là những tồn tại về thể thức. Trước tình hình đó ngày 06 tháng 5 năm 2005, Bộ Nội vụ và Văn phòng chính phủ đã ra Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT–BNV–VPCP hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Qua báo cáo số 105/BC-TP của Phòng Tư pháp huyện Nghĩa Đàn về kiểm tra rà soát văn bản thì trong năm 2006 UBND huyện Nghĩa Đàn đã ban hành gần 8.600 văn bản bao gồm các văn bản Quyết định, Chỉ thị, Công văn, Báo cáo Mặc dù đã có văn bản hướng dẫn nhưng nhìn chung việc ban hành văn bản tại UBND huyện Nghĩa Đàn vẫn còn những tồn tại về thể thức.
    Như vậy, công tác ban hành văn bản ở chính quyền địa phương nước ta nói chung và của UBND huyện Nghĩa Đàn nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là còn nhiều tồn tại về mặt thể thức. Chính vì vậy, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ nhân viên UBND huyện Nghĩa Đàn tôi đã đi sâu “Tìm hiểu thể thức văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn”, với mục đích sẽ góp phần vào việc nâng cao, đảm bảo các yêu cầu về thể thức văn bản QLNN của chính quyền địa phương.
    2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    - Phạm vi nghiên cứu: các văn bản QLNN do UBND huyện Nghĩa Đàn ban hành trong năm 2006.
    - Đối tượng nghiên cứu: khoá luận tập trung đi sâu nghiên cứu việc đảm bảo về thể thức văn bản QLNN của UBND huyện Nghĩa Đàn.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Để làm bài khoá luận, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
    Nhóm phương pháp lý luận
    Đề tài được tiếp cận trên phương diện khoa học, tư duy logic. Dựa trên nền tảng là các văn bản pháp luật của Nhà nước về thể thức văn bản. Sau đó, thông qua tìm hiểu, quan sát, gắn lý luận với thực tiễn để rút ra nhận xét, đánh giá.
    Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp so sánh
    - Phương pháp phân tích
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp từ các văn bản QLNN của UBND huyện Nghĩa Đàn
    4. Kết cấu khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, khoá luận bao gồm 4 chương:
    - Chương I: Cơ sở lý luận
    - Chương II: Cơ sở thực tiễn
    - Chương III: Thực trạng về thể thức văn bản của UBND huyện Nghĩa Đàn
    - Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo các yêu cầu về thể thức văn bản QLNN của UBND huyện Nghĩa Đàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...