Tiểu Luận Thế nào là một nhân vật điển hình trong văn học?

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thế nào là một nhân vật điển hình trong văn học?​
    Information
    BÀI LÀM
    Thuở bé tôi đã ngủ say bên cuốn Nghìn lẻ một đêm, đã nằm trong giấc mơ có bàn tay cô Tấm. Và lớn lên khi đã hiểu đôi chút về cuộc đời, tôi biết thấu hiểu nỗi đau của nàng Kiều, của Chí Phèo rồi sự cực khổ của số phận chị Dậu. Tất cả những hình tượng điển hình của một thời đại, một số phận đó in dấu mãi trong tôi và trong lòng người đọc. Những nàng Kiều, Chí Phèo hay chị Dậu tôi nghe như quen lắm, gần gũi lắm và cũng lạ lắm, xa cách lắm. Bởi vì họ là nhân vật trong văn chương, mà lại là một điển hình. Có phải điền hinh như nhà phê bình văn học Nga Bê-ê-lin-xki viết “Tính điển hình là một trong những dấu hiệu nổi bật của tính mới mẻ trong sáng tạo. Nếu có thể thì cũng nói được rằng : Tính điển hình là huy chương của nhà văn. Điển hình là người lạ đã quen biết” không.
    Văn học là mĩ học của ngôn từ. Văn học làm đẹp trái tim, tâm hồn con người. Nó khai thác những tình cảm phong phú của con người. Đó là những cảm xúc tế nhị hay mãnh liệt của con người vươn tới tự do, dân chủ, vươn tới thế giới của tình thương. Văn học nghệ thuật hướng tự do,hạnh phúc và nhân phẩm của con người. Nhà văn thể hiện tất cả điều đó thông qua hình tương. Và tác phẩm nào cũng thế, đều có hình tượng. Hình tượng đó là những gì sinh động, cụ thể nhất, trực giác nhất, nơi đó tác giả gởi một thông điệp tinh thần, tình cảm, một cách nhìn nhận hiện thực được thể hiện bằng ngôn từ và ngôn ngữ vốn dĩ là một cơ thể sống phức tạp, vận động, nhiều thanh âm, nhiều màu sắc, mỗi tiếng, mỗi từ khi được nhà văn dùng để xây dựng hình tượng chúng đều có những lớp nghĩa mới, những gía trị mới . Điều đó chứng tỏ hình tượng rất đa dạng. Nó thể hiện tài năng của nhà văn ói lên đựơc phẩm chất và thành tựu xuất sắc của văn học, nó phản ánh một xã hội.
    Điển hình ? Không phải nhà văn nào cũng làm được điều đó. Xây dựng hình tượng văn học thì dễ dàng, song để đưa sản phẩm tinh thần của mình lên ngang mức điển hình phải đi lên từ một hình tượng độc đáo, phải tâm trí người đọc những lăn sóng tình cảm nhiều, rộng , có khi vô bờ bến, nó vang dội trong nhiều thế kỉ. Rõ ràng hơn điển hình chính là khái quát. Khái quát đến mức có thể làm ta liên tưởng đến cái tương tự ở ngoài đời. Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tưọng nhân vật Thuý Kiều, không chỉ thế Kiều đã trở thành nhân vật điển hình trong văn học. Nhân vật này đã ăn sâu vào tiềm thức người đọc đến độ người ta có thể hình dung tên Kiều để chỉ một số người có hoàn cảnh như thế trong xã hội. Có khi người ta dùng tên Tú Bà hay Sở Khanh để chỉ bọn người sống bằng những nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” và lũ “chải chuốt, dịu dàng” chuyên quyến rũ đàn bà, con gái nhẹ dạ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...