Tiểu Luận Thế nào là giá trị hàng hóa. Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội.

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài:
    Thế nào là giá trị hàng hóa. Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội.

    Bài làm
    Trước tình hình suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, lan tỏa và có sức ảnh hưởng lớn tới kinh tế Việt Nam, Chính phủ và Nhà nước ta đã tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ, 8 nhóm giải pháp và 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm thực hiện mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế đạt chỉ tiêu tăng trưởng.

    6 nhiệm vụ:

    Thứ nhất, khai thác mọi tiềm năng, nhất là nội lực để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.

    Thứ 2, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu giảm nhập siêu; giảm dần bội chi ngân sách và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để ngăn ngừa lạm phát cao, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.
    Thứ 3, tập trung sức phát triển nông nghiệp và nông thôn, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là vấn đề đã được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương Đảng khóa X.

    Thứ 4, đẩy nhanh việc thực hiện chương trình giảm nghèo vững chắc; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Thứ 5, tạo một bước tiến mới trong cải cách hành chính; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.

    Thứ 6, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.

    8 giải pháp:
    Thứ nhất là phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
    Thứ 2 là điều hành chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu và ngăn chặn lạm phát cao trở lại.
    Thứ 3 là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ.
    Thứ 4 là tạo chuyển biến trong công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
    Thứ 5 là bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
    Thứ 6 là tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Thứ 7 là mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn toàn xã hội.
    Thứ 8 là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
    -Ngày 11/12/2008 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30 về việc thực hiện 5 nhóm giải pháp cấp bách để chống suy thoái kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Các giải pháp gồm có:


    I. THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU
    Đây là nhóm giải pháp được đặt ra đầu tiên trong Nghị quyết, bao gồm 11 nhóm công việc cụ thể giao cho các Bộ, ngành, địa phương.


    Trước hết, trong năm 2009, phải tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được giao để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất, có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ mức tiền hỗ trợ giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.


    Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, chế tạo sản phẩm ngành Công nghiệp, đủ điều kiện thay thế hàng nhập khẩu, trình Thủ tướng trong tháng 12/2008.
    Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt Đề án đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009 - 2010 trong tháng 1/2009.


    Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch nâng cấp các sân bay tại các địa phương có điểm du lịch quốc gia.
    Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trình Chính phủ xem xét miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch đối với các thị trường tiềm năng.
     
Đang tải...