Thạc Sĩ Thể loại TỪ trong văn học trung đại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Thể loại TỪ trong văn học trung đại Việt Nam




    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 1
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 2
    5. Một số khái niệm, thuật ngữ chính được sử dụng trong luận án. 3
    6. Đóng góp mới của luận án. 7
    7. Cấu trúc luận án. 8
    Chương 1. 9
    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỂ LOẠI TỪ VIỆT NAM . 9
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thể loại từ Việt Nam 9
    1.1.1. Những nghiên cứu trường hợp. 10
    1.1.2. Những nghiên cứu tổng quan về thể loại từ Việt Nam 16
    1.1.2.1. Những nghiên cứu ở Việt Nam 16
    1.1.2.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài 18
    TIỂU KẾT 21
    Chương 2. 22
    THỂ LOẠI TỪ Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THỰC TRẠNG SÁNG TÁC TỪ TẠI VIỆT NAM 22
    2.1. Khái niệm thể loại từ 22
    2.2. Thể loại từ ở Trung Quốc và sự ảnh hưởng của nó ra các nước Đông Á 23
    2.2.1. Thể loại từ ở Trung Quốc. 23
    2.2.2. Thể loại từ ở Nhật Bản. 26
    2.2.3. Thể loại từ ở Triều Tiên. 29
    2.3. Thực trạng sáng tác từ ở Việt Nam - Khảo biện qua các nguồn tư liệu. 31
    2.3.1. Các tiêu chí nhận dạng. 31
    2.3.2. Khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua các nguồn tư liệu. 32
    2.3.2.1. Khảo biện qua các truyện kí - tiểu thuyết 33
    2.3.2.2. Khảo biện qua các thi văn tập. 33
    2.3.2.3. Khảo biện qua các từ tập chuyên biệt 36
    2.3.2.4. Khảo sát qua tư liệu điền dã. 39
    2.3.2.5. Các tác phẩm đã thất truyền. 40
    2.4. Phân kì từ sử Việt Nam 45
    TIỂU KẾT 50
    Chương 3. 51
    THỂ LOẠI TỪ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XVIII: TIẾP NHẬN VÀ TÁI TIẾP NHẬN 51
    3.1. Thể loại từ Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII - Xuất hiện và ngưng trệ. 51
    3.1.1. Đội ngũ tác giả. 51
    3.1.2. Các nguồn ảnh hưởng đến việc tác từ 52
    3.1.3. Quan niệm, động cơ sáng tác. 53
    3.1.4. Văn bản và thể thức. 55
    3.1.5. Nội dung và phong cách nghệ thuật 56
    3.2. Thể loại từ Việt Nam thế kỉ XVIII - Tái tiếp nhận và phát triển. 64
    3.2.1. Đội ngũ tác giả. 64
    3.2.2. Các nguồn ảnh hưởng đến việc tác từ 66
    3.2.3. Quan niệm, động cơ sáng tác. 69
    3.2.4. Thể thức. 72
    3.2.4.1. Các điệu thức đã được tiếp thu. 72
    3.2.4.2. Về phương diện gieo vần. 74
    3.2.4. 3. Về ngôn ngữ 75
    3.2.4.4. Phân loại theo loại và phiến. 76
    3.2.4.5. Mức độ chuẩn xác về từ luật 77
    3.2.4.6. Nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch về cách luật 79
    3.2.5. Nội dung và phong cách nghệ thuật 81
    3.2.5.1. Xu hướng dùng từ để tả cảnh. 83
    3.2.5.2. Xu hướng dùng từ để trữ tình. 86
    3.2.5.3. Xu hướng dùng từ để tự sự 91
    3.2.5.4. Xu hướng dùng từ để triết lí và nói chí 93
    TIỂU KẾT 96
    Chương 4. 98
    THỂ LOẠI TỪ VIỆT NAM THẾ KỈ XIX THỪA TIẾP VÀ PHÁT HUY 98
    4.1. Đội ngũ tác giả. 98
    4.2. Các nguồn ảnh hưởng đến việc tác từ 99
    4.3. Động cơ sáng tác và một số quan niệm từ học. 103
    4.3.1. Động cơ sáng tác. 103
    4.3.2. Một số quan niệm từ học của các tác gia hoàng tộc triều Nguyễn. 104
    4.3.2.1. Về việc điền từ 105
    4.3.2.2. Về tiến trình phát triển của thể loại từ 107
    4.3.2.3. Về từ nhạc và mối quan hệ giữa từ với âm nhạc. 108
    4.3.2.4. Về thao tác điền từ và từ luật 111
    4.5. Thể thức. 115
    4.5.1. Các điệu thức đã được tiếp thu. 115
    4.5.2. Mức độ chuẩn xác về từ luật và nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch về cách luật 120
    4.6. Nội dung và phong cách nghệ thuật 121
    TIỂU KẾT 142
    PHẦN KẾT LUẬN 144




    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Lịch sử văn học ở mức độ nhất định có thể hiểu là lịch sử của các thể loại văn học. Do đó, nghiên cứu các thể loại văn học có thể góp phần soi sáng tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Gần đây, hướng nghiên cứu văn học trung đại theo thể loại được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, đã xuất hiện nhiều công trình, luận án nghiên cứu về các thể loại văn học trung đại như tiểu thuyết chữ Hán, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm, thể kí trung đại Tuy nhiên, đối với thể loại từ, đến thời điểm này mới chỉ có những nghiên cứu, mô tả bước đầu, đôi khi còn nhiều nhầm lẫn, chưa đủ để mường tượng về sự vận động và phát triển cũng như đóng góp của thể loại này trong văn học trung đại Việt Nam.
    Từ là thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc. Trong văn học Trung Quốc, đây là thể loại quan trọng, nhiều thành tựu, đồng thời có ảnh hưởng đối với văn học các nước Đông Á. Nghiên cứu thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam một mặt có thể thấy rõ vị trí và sự đóng góp của nó cho văn học dân tộc, từ đó soi sáng thêm cho tiến trình văn học sử; mặt khác, xem xét thể loại từ Việt Nam trong sự đối sánh với thể loại này ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác là hướng mở, không những có thể góp phần làm sáng tỏ quy luật tiếp thu, kế thừa, sáng tạo của văn học dân tộc mà còn giúp nhìn nhận nền văn học quá khứ của dân tộc trong những tương quan rộng hơn.
    Vì những lí do đó, người viết chọn “Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam” làm đề tài luận án của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Luận án tổng thuật, nghiên cứu một cách tổng quan về thể loại từ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, xem đó như một “bối cảnh rộng” để mường tượng, định vị, so sánh với thể loại từ tại Việt Nam.
    Đối với thể loại từ tại Việt Nam, luận án sưu tầm, giám định các văn bản có ghi chép tác phẩm từ hiện còn, làm rõ tính chân ngụy của tác phẩm, phân định rõ về tác quyền cũng như niên đại tác phẩm; trên cơ sở đó tổng kết thành tựu sáng tác từ ở Việt Nam thời trung đại.
    Tiến hành phân kì từ sử Việt Nam, đồng thời nghiên cứu đặc điểm của thể loại từ Việt Nam qua các thời kì.
    Người viết có ý hướng triển khai luận án như một công trình khảo cứu - nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về từ sử Việt Nam.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu các tác phẩm từ do các tác giả Việt Nam thời trung đại sáng tác được ghi chép lại qua các thư tịch Hán Nôm hiện còn và qua tư liệu điền dã. Trong trường hợp tác phẩm hiện không còn trong các sách Hán Nôm tại Việt Nam, song vẫn được bảo lưu trong các tư liệu hải ngoại thì lấy các tư liệu hải ngoại để bổ khuyết (như trường hợp Cổ duệ từ của Miên Thẩm).
    Khái niệm “trung đại” được dùng trong luận án này giới hạn thời gian từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Do vậy, các tác phẩm từ xuất hiện sau đó, như trong các sách chữ quốc ngữ và báo chí đầu thế kỉ XX (chẳng hạn trên Nam Phong tạp chí số 9, 10, tháng 4 năm 1918; số 11, tháng 5 năm 1918 ) không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án này.
    Luận án lấy tác giả tác phẩm từ Việt Nam thời trung đại làm trọng điểm nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu, người viết tiến hành so sánh từ Việt Nam với từ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở mức độ nhất định.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các sáng tác từ Việt Nam thời trung đại hiện nằm rải rác trong nhiều thư tịch Hán Nôm khác nhau. Hiện trạng tồn bản của chúng hết sức phức tạp: có sách là văn bản ngụy tạo, có sách chép lẫn tác phẩm từ của Trung Quốc, có sách nhầm lẫn về niên đại, tác giả, ghi chép tàn khuyết, chép nhầm từ điệu Vấn đề đặt ra là: trong giai đoạn trung đại (như đã giới hạn về mốc thời gian cụ thể), có bao nhiêu tác giả Việt Nam sáng tác theo thể từ, số lượng tác phẩm ra sao, phân loại thế nào Để giải quyết vấn đề đó, trước hết, người viết ứng dụng phương pháp văn bản học Hán Nôm cùng với các phương pháp tương cận như biện ngụy học, khảo chứng học, hiệu thù học để đối chiếu, giám định, xác minh văn bản.
    Sau khi đã xác minh được vấn đề tác quyền của các tác phẩm, niên đại tác phẩm, tiến hành hiệu khám, hiệu thù người viết xác lập từ sử Việt Nam. Tiến thêm một bước, áp dụng loại hình học để nghiên cứu về loại hình tác giả, chú ý ở các phương diện trình độ học vấn, địa vị xã hội, khả năng tiếp xúc với thể loại từ Trung Quốc, sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tác giả, động cơ sáng tác và quan niệm từ học của họ
    Đối với các tác phẩm từ, người viết áp dụng từ chương học, thi pháp học, phong cách học để nghiên cứu chúng từ nhiều phương diện khác nhau như mức độ tuân thủ từ luật, các dạng thức biến thể của tác phẩm từ Việt Nam, quy trình lập ý, ngôn ngữ, phong cách từ học . Từ đó làm rõ các đặc điểm của thể loại từ Việt Nam thời trung đại cùng những đóng góp cụ thể của thể loại này vào kho tàng văn học dân tộc.
    Trong khi phân tích, giải mã tác phẩm, luận án tham khảo các nghiên cứu, phê bình tác phẩm từ thời cổ trung đại như các quan niệm về bản sắc thể loại của Lí Thanh Chiếu, “dĩ thi vi từ” của Tô Đông Pha, “dĩ văn vi từ” của Tân Khí Tật, “cảnh giới nghệ thuật” của Vương Quốc Duy đồng thời căn cứ vào nguồn ảnh hưởng đến việc tác từ của từng tác giả cụ thể để tiếp cận quan điểm thẩm mĩ của từ nhân và phong cách nghệ thuật của tác phẩm.
    Ứng dụng phương pháp luận nghiên cứu văn học sử để xác định vị trí, vai trò của đối tượng nghiên cứu trong bối cảnh văn hóa, văn học đương thời và trong tiến trình lịch sử văn học.
    Bên cạnh các phương pháp trên, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như thống kê phân loại, văn hóa học, so sánh văn học, v.v
    5. Một số khái niệm, thuật ngữ chính được sử dụng trong luận án
    Bản sắc (本色): hay bản sắc đương hàng (當行本色), chỉ đặc trưng âm nhạc, trữ tình, dụng điển của từ, phân biệt với thơ ca.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

    1. Thế Anh (2001), “Từ Trung Hoa và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (46), tr.84-91.
    2. Trần Thị Kim Anh, Hoàng Hồng Cẩm (2010), Các thể văn chữ Hán Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, H.
    3. Phạm Văn Ánh (2006), “Về Nguyễn Húc và bộ Cưu đài thi tập hiện còn”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2 (408), tr.33-54.
    4. Phạm Văn Ánh (2006), “Sự tiếp nhận thể loại từ ở Việt Nam - khảo sát từ thời tự chủ cho đến hết thời Lê trung hưng”, tham luận Hội thảo quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế (VietNamese Literature in the regional and international context of cultural exchanges), Hà Nội tháng 11 năm 2006.
    5. Phạm Văn Ánh (2007), Thể loại từ thời Lê trung hưng, luận văn thạc sĩ.
    6. Phạm Văn Ánh (2007), “Trở lại bài từ Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu dưới góc nhìn từ sử”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3 (82), tr.103-116.
    7. Phạm Văn Ánh (2007), “Hoa viên kì ngộ - gốc gác và sáng tân”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 (427), tr.53-69.
    8. Phạm Văn Ánh (2007), “Cổ điệu ngâm từ không phải từ tập của Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (82), tr.62-66.
    9. Phạm Văn Ánh (2008), “Một số hiện tượng bất ổn trong văn bản Lưu Hương kí”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11 (441), tr.61-75.
    10. Phạm Văn Ánh (2008), “Về các sáng tác từ của Nguyễn Huy Oánh”, Kỉ yếu hội thảo khoa học danh nhân văn hóa Nguyễn Huy Oánh, Viện Văn học & Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Tĩnh xuất bản, tr.274-292.
    11. Phạm Văn Ánh (2009), “Thể loại từ ở Trung Quốc: nguồn gốc và sự vận động của nó xét về phương diện sáng tác”, Thông báo Hán Nôm học 2008, Nxb. Khoa học xã hội, H, tr.58-75.
    12. Phạm Văn Ánh (2009), “Sự thực nào cho Mộng Mai từ lục”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 (451), tr.69-87.
    13. Phạm Văn Ánh (2009), “Một số nét cơ bản về thể loại từ ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm , số 4 (95), tr.22-29.
    14. Phạm Văn Ánh (2010), “Có hay không yếu tố nữ trong bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (98), tr.60-67.
    15. Phạm Văn Ánh (2010), “Ngôn ngữ và cách lập ý trong bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư”, Tạp chí Khuông Việt, số 10, tháng 5, tr.51-60.
    16. Phạm Văn Ánh (2010), “Bài tựa Cổ duệ từ của Miên Thẩm”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (100), tr.65-73.
    17. Phạm Văn Ánh (2011), “Thêm một số lưu ý về Mộng Mai từ lục của Đào Tấn”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (106), 54-59.
    18. Phạm Văn Ánh (2011), “Quan niệm từ học của Miên Trinh”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12 (478), tr.61-76.
    19. Phạm Văn Ánh (2012), “Một trường hợp ứng dụng thể loại Từ khá đặc biệt”, Tạp chí Khoa học xã hội & Nhân văn Nghệ An, số 7, tháng 10, tr.28-31.
    20. Phạm Văn Ánh (2012), “Thể loại Từ ở Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 8-9 (97-98), tr.32-64.
    21. Phạm Văn Ánh (2012), “Thể loại từ ở Hàn Quốc trong sự so sánh với truyền thống từ học Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông bắc Á, số 11 (141), tháng 11, 69-76.
    22. Phạm Văn Ánh (2013): “Nghiên cứu, giới thiệu thể loại từ ở Việt Nam”, Bốn mươi năm đào tạo và nghiên cứu Hán Nôm (1972-2012), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2013, tr.405-426.
    23. Phạm Văn Ánh (2013): “Cổ duệ từ của Miên Thẩm: Văn bản, quan niệm sáng tác và nguồn ảnh hưởng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11 (501), năm 2013, tr.92-107.
    24. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, H.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...