Luận Văn Thế giới quan nho giáo và ảnh hưởng của nó ở việt nam thế kỷ xvi - xviii

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THẾ GIỚI QUAN NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XVI - XVIII


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội, học thuyết triết học, học thuyết đạo đức, xuất hiện ở Trung Quốc và đã có mặt ở Việt Nam hàng ngàn năm nay. Trong suốt quãng thời gian ấy, từ chỗ những ngày đầu còn xa lạ và bị phần lớn người Việt từ chối, nhưng khi nhận thấy vai trò của học thuyết này trong việc tổ chức, quản lý xã hội phong kiến, dần dần Nho giáo đã được các triều đại Việt Nam tiếp nhận và sử dụng làm hệ tư tưởng và công cụ để trị nước, đào tạo ra những con người phù hợp với mục đích cai trị của chế độ phong kiến. Quá trình đó đã tạo điều kiện để Nho giáo trở thành một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội, là ý thức hệ của các triều đại phong kiến Việt Nam. Do đó, Nho giáo đã tham gia rất nhiều vào việc hình thành và củng cố thế giới quan cho người Việt, đã có lúc, có giai đoạn hướng dẫn dân tộc ta tiến nhanh hơn trong lịch sử. Và như vậy, không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, thế giới quan Nho giáo nói riêng đối với người Việt Nam khi nó đã được kẻ đô hộ truyền bá suốt ngàn năm Bắc thuộc vì mục đích đồng hoá của chúng, sau đó đã được nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động sử dụng như một hệ tư tưởng chính thống. Thế giới quan ấy chi phối người Việt như thế nào? nó biểu hiện ra ở những triết lý sống, những quan điểm về đạo làm người ra sao? những giá trị và hạn chế của nó? là những vấn đề rất cần được đúc kết và nhận dạng.
    Trong những năm qua, ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu bàn nhiều về Nho giáo và những ảnh hưởng của nó ở Việt Nam với một tinh thần nghiên cứu nghiêm túc với những phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Qua đó, cũng cho chúng ta thấy, Nho giáo được du nhập và tồn tại ở Việt Nam không hoàn toàn là Nho giáo Trung Quốc, nó không được tiếp nhận với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh mà chỉ được tiếp nhận từng mảng trên cơ sở có chọn lọc, biến đổi và cả đơn giản hoá, nên không thể không mang những nét đặc trưng riêng và khác biệt. Mỗi bước tiến của lịch sử Nho giáo nói chung, thế giới quan Nho giáo ở Việt Nam nói riêng lại có những nét mới, đòi hỏi cần có sự nhận thức mới đối với nó, lại thấy cần phải phê phán, loại bỏ một số hạn chế hoặc phát huy một số yếu tố tích cực nào đó. Tất cả những thành tựu nghiên cứu ấy trở thành cơ sở cho người đời sau tiếp tục tìm hiểu để xoá bỏ hoàn toàn sự ngộ nhận của một số người đã cho rằng: Nho giáo Việt Nam chỉ là hình ảnh thu nhỏ của Nho giáo Trung Quốc, hay Nho giáo Việt Nam chỉ là sự sao chép lại Nho giáo Trung Quốc.
    Các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử xếp Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc là các quốc gia “đồng văn”. Đây là một khái niệm hàm chứa nhiều nghĩa sâu rộng. Nho giáo Trung Quốc chứa đựng nhiều triết lý sâu xa về vũ trụ, nhân sinh, có ảnh hưởng xuyên suốt hành trình lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc và các quốc gia “đồng văn”, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang sống trong thời đại mà trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giao lưu Đông – Tây trở thành một vấn đề thực tiễn cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, thì yếu tố “đồng văn” trở thành một cầu nối quan trọng giúp chúng ta hội nhập dễ dàng với các quốc gia trong khu vực, trong đó, trước hết là các nước có bước phát triển thần kì như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu Nho giáo nói chung, thế giới quan Nho giáo nói riêng và xem xét ảnh hưởng của nó ở Việt Nam một cách khách quan và khoa học là một việc làm đầy hữu ích và vô cùng quan trọng.
    Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn vấn đề “Thế giới quan Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam thế kỉ XVI – XVIII” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình. Ảnh hưởng của thế giới quan Nho giáo ở Việt Nam là cả một quá trình lâu dài kể từ những ngày đầu Nho giáo được người Việt biết đến. Nhưng trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp không cho phép tôi có điều kiện nghiên cứu cả giai đoạn lịch sử có độ dài và chiều sâu như vậy. Tôi lựa chọn thế kỉ XVI – XVIII để nghiên cứu ảnh hưởng của thế giới quan Nho giáo đến xã hội và con người Việt Nam, bởi đây là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến động sâu sắc, nhiều đảo lộn nhất. Trong thời kì này, các nhà Nho Việt Nam đã phải không ngừng trăn trở để tìm ra con đường đưa xã hội về trạng thái ổn định, cứu nhân dân thoát khỏi cảnh khốn cùng. Qua tư tưởng và những hành động của họ, ảnh hưởng của thế giới quan Nho giáo được bộc lộ khá rõ ràng.

    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
    Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX trở lại đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về Nho giáo trong đó có đề cập tới nội dung thế giới quan và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam.
    Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về Nho giáo thông qua các tác phẩm kinh điển, tiêu biểu như: Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Nho giáo của Trần Trọng Kim Trong hai cuốn sách này, thông qua việc trình bày, phân tích một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong quá trình phát triển của nó, các tác giả đã giới thiệu cho người đọc những quan niệm của các nhà nho về thế giới, đặc biệt những quan niệm về con người và xã hội.
    Cuốn Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm đã phân tích khá kĩ những yếu tố trong thế giới quan Nho giáo cũng như những mặt hạn chế, tích cực của nó, những ảnh hưởng của thế giới quan ấy ở Việt Nam.
    Nhìn chung, những cuốn sách trên đều là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc của những học giả vừa có cả trí tuệ lẫn niềm say mê. Giá trị học thuật của chúng đã được công nhận và có thể nói, chúng khá bổ ích đối với những người quan tâm, nghiên cứu Nho giáo.
    Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo trong đời sống tinh thần của xã hội và con người Việt Nam cũng vô cùng phong phú gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Nguyễn Tài Thư, Trần Đình Hượu, Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu Trong một số công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã bắt đầu từ những phạm trù cơ bản của Nho giáo để nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, mà trong đó, ảnh hưởng thế giới quan cũng được quan tâm với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
    Công trình Nho học và Nho học ở Việt Nam của GS. Nguyễn Tài Thư đã có nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử. Đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan.
     
Đang tải...