Thạc Sĩ Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyên

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Lý do chọn đề tài.

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1.1. Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh của người nghệ sĩ.
    Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc tâm trạng, suy nghĩ của thi sĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là những biểu hiện của cái tôi và các nguyên tắc thể hiện nó.
    1.2. Đoàn Thị Lam Luyến - một nhà thơ nữ tiêu biểu, có phong cách riêng của thơ ca Việt Nam thời kỳ đổi mới. Chị viết từ khá sớm, viết nhiều và trong thơ chị bộc lộ một cái tôi trữ tình phong phú, đa dạng. Chị cũng là một trong số ít các nữ nhà thơ được chọn dạy trong chương trình sách giáo khoa. (Dáng hình ngọn gió –Tiếng Việt lớp 5) Cho tới nay, Đoàn thị Lam Luyến đã có 7 tập thơ, được nhận 3 giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1989-1990), Tặng thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam ( 1995 - tập thơ Châm khói và tập thơ Sao dẫn lối - 2005). Với những gì đã đạt được thơ Đoàn Thị Lam Luyến xứng đáng trở thành đối tượng nghiên cứu của một đề tài khoa học.


    3.1. Nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến”, chúng tôi chọn cách tiếp cận với thế giới nghệ thuật mới mẻ trong dòng văn học đương đại, khai thác tiếng lòng và những đặc trưng thẩm mỹ của một phong cách thơ độc đáo. Chúng tôi cũng hi vọng sau khi nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần nhận diện thơ Đoàn Thị Lam Luyến sâu hơn, rộng hơn, đưa ra được
    một cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về tác giả. Chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập và giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường.


    2. Lịch sử vấn đề.

    Theo thống kê của chúng tôi, đến thời điểm cuối năm 2009 đã có khoảng 30 bài viết in trên các tạp chí, báo và mạng internets về thơ của Đoàn Thị Lam Luyến. Trong bài viết của các tác giả, Đoàn Thị Lam Luyến đã khẳng định được chỗ đứng trên thi đàn. Thơ chị được độc giả đón nhận khá nồng nhiệt. Xét trên một số phương diện nội dung và nghệ thuật, thơ của chị khá đặc sắc. Nó mang đậm chất dân gian với những cảm xúc chân thành và mãnh liệt. Nhìn chung các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, nhận xét về một vài bài thơ tiêu biểu trong các tập thơ, hoặc bàn bạc về một tập thơ cụ thể mà chưa có cái nhìn bao quát về toàn bộ thế giới nghệ thuật trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
    Đoàn Thị Lam Luyến đến với thơ từ khá sớm. Tâm sự với bạn đọc chị nói “15 tuổi tôi đã ngồi cùng chiếu với Trần Đăng Khoa và một số bạn khác trong giải thưởng thơ thiếu nhi 1966 – 1967”, nhưng phải đến năm 1985 chị mới in chung tập thơ đầu tay Mái nhà dưới bóng cây - tập thơ dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Để rồi sau đó độc giả thực sự được biết đến Đoàn Thị lam Luyến ở Lỡ một thì con gái (1989), Cánh cửa nhớ bà (1990), Chồng chị chồng em (1991), Châm khói (1995), Dại yêu (2000) và Sao dẫn lối (2005).
    Đoàn Thị Lam Luyến là một tác giả nữ có bản bản sắc thơ khá rõ nét. Thơ chị trăn trở sới lật câu chuyện muôn thuở của thân phận đàn bà (Xuân Cang). “Trong thơ chị người ta thấy nó không cao sang, không lên giọng, không làm điệu. Nó bật lên từ ngôn ngữ đời thường, có thế nào nói thế”(Ánh Xuân). Chính chị đã tâm sự trong phần Mấy lời tự bạch ở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (nxb Hội nhà văn Việt Nam - 1997) : Làm thơ với tôi như là một nhu cầu tự thân. Cuộc sống vất vả từ nhỏ, vào đời không mấy suôn sẻ và đời tư lại éo le, trắc trở, vì vậy có nhiều điều muốn nói, muốn được giãi bày. Ngoài thơ ra không biết lấy ai để bộc bạch gửi gắm lòng mình. Thơ tôi “Thật” và “đời thường” là vì
    thế.

    Đã đến với nghiệp văn nghĩa là không bao giờ chấp nhận sự dễ dãi trong sáng tác. Lam Luyến bộc bạch quan điểm của mình: Đã đi vào nghiệp văn chương là phải dấn thân và cả hi sinh nữa. Để có nhan sắc cho thơ người viết dám mất đi nhan sắc của chính bản thân mình. Mỗi câu thơ đứng được đều có trả giá, mỗi ước mơ nghệ thuật nếu đạt được “miếng da lừa” của nhà văn đều phải co lại. Không chịu mất đi một thứ gì chẳng thể có thơ hay. Để có thơ hay trước hết người làm thơ phải sống chân thực. Cuộc đời người làm thơ phải là tài sản có giá thế chấp cho những điều mình viết. Chị tâm niệm : Nghệ thuật bao giờ cũng cao hơn cuộc sống, vì vậy con đường nghệ thuật đối với tôi dài và đầy gian khổ.

    Nhà văn Xuân Cang khi thực hiện công trình nghiên cứu “Phác thảo chân dung một số nhà văn Việt Nam hiện đại bằng các quẻ Kinh dịch” đã nhận định về Đoàn Thị Lam Luyến: (Quẻ dịch phản ánh thời tiền vận của nhà thơ khoảng 48 năm, có vai trò như là Thiên Mệnh chi phối suốt đời Lam Luyến là quẻ Lôi Thiên Đại Tráng): Với sức mạnh bên trong của thời Đại Tráng, Đoàn Thị Lam Luyến là nhà thơ mạnh bạo kể chuyện cuộc đời chuân chuyên của mình không chút mặc cảm, chất thơ Đoàn Thị Lam Luyến bao giờ cũng chất chứa cái mạnh mẽ khác thường và có sức vang xa như sấm ở trên trời. Mà đúng thực là như vậy, đọc những dòng thơ của Lam Luyến chúng tôi thấy ở đó cái tận cùng của cảm giác kiêu hãnh, cô đơn.


    Anh đã đem đi cả cõi hồn

    Em còn lại xác, xác chưa chôn.

    Xác không khâm liệm, không thành xác

    Dật dờ trôi dạt bến cô đơn

    (Gọi hồn – Châm khói)

    Thấy tận cùng cái bẽ bàng của cơn khát tình yêu, Em là kẻ ăn mày sang trọng Một chiều bén ngõ nhà anh
    (Khách mời – Châm khói)

    Thấy tận cùng của đam mê,

    Em đam mê đến độ hững hờ

    ( Khách mời – Châm khói)


    Tác giả Lê Thị Mây, trong bài viết “Nhen lại lửa lòng” in trên báo Văn nghệ (Số tháng 12 - 1996) nhìn thơ Lam Luyến dưới góc độ giọng điệu. Lê Thị Mây thấy giọng thơ Lam Luyến mạnh tiết tấu, nhạc điệu các thể thơ truyền thống. Không chỉ có thế, tác giả còn nhận thấy trong thơ Lam Luyến có một người đàn bà yêu không mệt mỏi và yêu như một bản tính hồn nhiên, nhẹ dạ như bất kỳ ai trong phái đẹp. Cái trữ tình nồng hậu ở trong thơ Lam Luyến ẩn chứa một cái “Tâm: cho, tặng và dâng hiến” của chị. Trong bài viết này chúng tôi thấy Lê Thị Mây khá ưu ái và cảm nhận rất sâu sắc thơ Lam Luyến như có sự đồng cảm tri âm, tri kỷ vậy. Tác giả đã có một cái nhìn khá bao quát và thấy một Lam Luyến khác hơn ở Châm khói so với Lỡ một thì con gái và Chồng chị chồng em.
    Cũng nhân đọc Châm khói, tác giả Ánh Xuân lại có cảm nhận khác trong bài viết ngắn “Hương nồng đắng một hồn thơ”. Ở đó Ánh Xuân nhận định Chất hương của Đoàn Thị Lam Luyến không chỉ đắng đót, nó còn có vị ấm nóng nồng nàn của một trái tim thương yêu trong một đời sống pha tạp còn đầy những bất trắc. Tác giả Ánh Xuân cũng giống như Lê Thị Mây nhận thấy rằng : Nếu như ở “Chồng chị chồng em” là tâm trạng muôn thuở của thân phận người đàn bà, nhưng là một người đàn bà hiện đại thản nhiên nhặt bã trầu về têm thì ở “Châm khói” là tâm trạng và nỗi niềm của thân phận người đàn bà dở dang, nhỡ nhàng với những cung bậc khác nhau: Cô đơn đến tận cùng, nuối tiếc, một cái cười diễu cợt Và ở đó là lời ca của một trái tim cháy bỏng yêu thương.
    Đọc những dòng thơ tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến, tác giả Vũ Nho trên báo Văn nghệ số tháng 5 – 2003 ở bài viết ngắn với tiêu đề “Đoàn Thị Lam Luyến - Người yêu đến nát cuộc đời cho thơ” lại cảm nhận về thơ Lam Luyến: Với Lam Luyến tình yêu như là cội nguồn, lại cũng là động lực nuôi dưỡng thúc đẩy cảm hứng sáng tạo, và cũng là sông lớn, là biển cả, là ốc đảo, là miền đất hứa cho trái tim hạn hán của Lam Luyến hướng về. Theo Vũ Nho thì dường như thơ của Lam luyến trào dâng từ một tình yêu mãnh liệt của một trái tim cuồng nhiệt hiếm thấy ở những cây bút nữ vốn thiên về ngọt ngào, duyên dáng và dịu dàng e ấp. Cô gái họ Đoàn đòi hỏi yêu là cuồng nhiệt, yêu là phải cháy bùng ngọn lửa mê say, yêu là phải hết mình.

    Lam Luyến đã góp một tiếng nói quan trọng vào khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc muôn đời của phụ nữ. Nhà thơ Thúy Bắc lúc sinh thời đã có lần nói với Lam Luyến: Sao em có cái tên lạ thế: Đã Đoàn Thị lại còn Lam Luyến nữa. Yêu thì đắm đuối hết mình nhưng toàn gặp những mối tình ngang trái, sống thì thật đến ngây thơ dại dột . Mà quả có thế thật! Lam Luyến tài sắc mà đa đoan. Hai lần đò vẫn dang dở, dở dang.

    Cùng bàn về vấn đề này, Phan Thị Thanh Nhàn trong bài viết “Lam Luyến càng yêu càng gặp tình hờ” (Vnexpress – ngày 26/11/2008) khẳng định: Lam Luyến dám bộc bạch mọi nỗi niềm riêng tư của chị. Những dòng thơ của chị làm người đọc nao lòng.
    Sau thành công của Sao dẫn lối (2005) - được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Đoàn Thị Lam Luyến sáng tác đều tay hơn. Lam Luyến đã mượn tình yêu để nói về thời cuộc và mượn thế sự để nói về tình yêu. Đây là nét rất mới của Lam Luyến so với các nhà thơ nữ. Trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong Lam Luyến tâm sự Tôi khao khát những cuộc thanh lọc dữ dội, thanh lọc, từ bỏ và đoạn tuyệt chính mình Tôi sẽ lên đàn hương hình nếu được. Còn tác giả Yên Khương lại quả quyết rằng Lam Luyến đã đặt tình yêu trong tương quan
    đắt.

    Theo tác giả Thái Doãn Hiểu (Tạp chí Sông Hương số 205 tháng 3 /2006) Lam Luyến là nhân vật độc đáo nổi lọan tình yêu trong thơ. Lam Luyến lận đận nên khát yêu, vồ vập yêu, dại yêu, xây hạnh phúc như “làm nhà trên lưng cá voi”, nàng dữ dằn châm khói, tuyên chiến với tình yêu. Đúng là đọc thơ Lam Luyến chúng tôi thấy thơ chị luôn hướng về một thế giới hoàn mỹ. Và chất thơ của chị lặng lẽ nhả hương trong bóng tối đời mình.
    Tuy các bài viết chưa bao quát hết sự nghiệp thơ Đoàn Thị Lam Luyến, nhưng ý kiến của những người đi trước đã là những gợi ý quý báu và định hướng cho chúng tôi trong khi thực hiện bản luận văn của mình.

    3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.

    3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.

    Luận văn đi sâu tìm hiểu thơ Đoàn Thị Lam Luyến trong quan hệ nội tại thống nhất giữa tư tưởng cảm xúc và hình thức biểu hiện qua toàn bộ sáng tác của tác giả. Qua đó có thể thấy được vị trí của thơ chị trong nền thơ Việt Nam hiện đại
    3.2 Đối tượng nghiên cứu.

    Luận văn tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến qua việc khảo sát toàn bộ sáng tác thơ của tác giả bao gồm 248 bài thơ được in trong 7 tập thơ của chị: (Trừ những bài được in lại)
    1. Mái nhà dưới bóng cây (1985).

    2. Lỡ một thì con gái (1989).

    3. Cánh của nhớ bà (1990).

    4. Chồng chị chồng em (1991).

    5. Châm khói (1995).

    6. Dại yêu (2000).

    7. Sao dẫn lối (2005).



    4. Phương pháp nghiên cứu.

    4.1. Phương pháp hệ thống.

    Chúng tôi quan niệm sáng tác thơ của Đoàn Thị Lam Luyến là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu chúng tôi đặt nó trong một hệ thống chung theo một trật tự nhất định.
    4.2. Phương pháp thống kê phân loại.

    Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ Đoàn Thị Lam Luyến có chứng cứ cụ thể. Một mặt nó giúp cho việc so sánh đối chiếu có thêm sức thuyết phục.
    4.3. Phương pháp so sánh.

    Nhằm phát hiện những nét độc đáo riêng biệt của Đoàn Thị Lam Luyến so với các nhà thơ khác. Đồng thời thấy được những cách tân độc đáo của thơ chị trong dòng chảy của thơ đương đại
    4.4 Phương pháp phân tích tác phẩm.

    Qua việc phân tích những tác phẩm cụ thể để tìm ra cái hay, cái đặc sắc. Rồi từ đó làm cơ sở khái quát chung về thế giới nghệ thuật thơ Đoàn Thị Lam Luyến.

    5. Đóng góp của luận văn.
    Luận văn cố gắng làm nổi bật nét đặc sắc thơ Đoàn Thị Lam Luyến trong cái nhìn tổng thể và toàn diện. Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể. Kết quả của luận văn sẽ góp phần phục vụ công tác giảng dậy và học tập trong nhà trường.

    6. Cấu trúc luận văn.

    Phần mở đầu. Phần nội dung.
    Chương 1: Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật , Đoàn Thị Lam Luyến và các chặng đường thơ.
    Chương 2: Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến

    Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến.

    Phần kết luận

    Tài liệu tham khảo


    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU . 1


    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử vấn đề . 2

    3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu . 7

    4. Phương pháp nghiên cứu 8

    5. Đóng góp của luận văn . 8

    6. Cấu trúc luận văn . 9

    PHẦN NỘI DUNG . 10

    Chương I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT,

    ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN VÀ CÁC CHẶNG ĐưỜNG THƠ 10


    1.1. Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật. 10

    1.1.1. Thế giới nghệ thuật . . 10

    1.1.1.1. Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật . 14

    1.1.1.2. Nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật 16

    1.1.1.3. Các cấp độ của thế giới nghệ thuật 19

    1.1.2. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình . 28

    1.2. Đoàn Thị Lam Luyến và các chặng đường thơ 29

    1.2.1. Vài nét về tiểu sử 29

    1.2.2. Quan niệm về thơ và nhà thơ của Lam Luyến . . 31

    1.2.3. Các chặng đường thơ Lam Luyến . 32

    Chương II. CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ

    ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN . 43


    2.1. Một số vấn đề lý thuyết về cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ 43

    2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến 48

    2.2.1. Cái tôi băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống . 48

    2.2.2. Cái tôi - người tình đam mê, mãnh liệt 57

    2.2.3. Cái tôi cô đơn, khắc khoải . 73

    Chương III. MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

    TRONG THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN . 78


    3.1. Về thể thơ . 78

    3.1.1. Thơ tự do. . 78

    3.1.2. Thơ lục bát. 87

    3.2. Về ngôn ngữ . 91

    3.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ thơ . 91

    3.2.2. Ngôn ngữ thơ Đoàn Thị Lam Luyến 92

    3.3. Giọng điệu . . 99

    3.3.1. Khái niệm về giọng điệu 99

    3.3.2. Giọng điệu trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến 101

    PHẦN KẾT LUẬN . 109

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...