Thạc Sĩ Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường

    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng
    tạo nghệ thuật và kết quả hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Khám phá thế giới nghệ thuật
    của một nhà văn cho phép chúng ta có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về quá trình sáng tạo, quy
    luật sáng tạo, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh của tác giả, những đặc sắc về
    nội dung cũng như nghệ thuật trong sáng tác của người nghệ sỹ.
    Hoàng Phủ Ngọc Tường là một một tác giả lớn về ký của văn học Việt Nam hiện đại.
    Ông đã tạo nên dấu ấn riêng với phong cách sáng tạo độc đáo, vừa trữ tình, lãng mạn, vừa
    thâm trầm, triết lí, tài hoa . Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu
    về văn chương của ông một cách hệ thống.
    Xuất phát từ những lí do trên và lòng say mê, yêu thích văn chương Hoàng Phủ Ngọc
    Tường, với mong muốn góp phần khẳng định giá trị ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, giúp người
    đọc cùng cảm nhận và hiểu sâu hơn về những đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của một cây
    bút xuất sắc của làng ký Việt Nam, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật ký Hoàng
    Phủ Ngọc Tường.
    2. Lịch sử vấn đề
    Hoàng Phủ Ngọc Tường được xem như một hiện tượng của văn học miền Trung và văn
    học cả nước sau 1975. Vì thế, những bài viết về con người và tác phẩm của ông tương đối
    nhiều. Tính đến nay có đến hàng trăm bài viết trên các báo, tạp chí, trang web. Trong đó, các
    nhà nghiên cứu đề cập nhiều đến “chất lửa” (đối với các tác phẩm viết về chiến tranh); tính
    văn hóa và chất Huế; thiên nhiên . trong sáng tác của ông. Nhiều nhà nghiên cứu lại tập
    trung tìm hiểu về con người, cá tính sáng tạo và tìm kiếm những đặc điểm chung của ký
    Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phần lớn các nghiên cứu trên chỉ dừng ở mức độ là các bài viết với
    những nhận xét chung, khái quát. Gần đây, cũng xuất hiện một số công trình khoa học công
    phu hơn về ký Hoàng Phủ Ngọc Tường nhưng chủ yếu đi sâu vào một vài khía cạnh để
    nghiên cứu.
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Mục tiêu mà luận văn xác định là: chỉ ra những nét độc đáo của bức tranh cuộc sống và
    con người trong thế giới nghệ thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường và những đặc sắc của nghệ
    thuật biểu hiện.
    Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ký Hoàng Phủ Ngọc
    Tường.
    Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ năm 1972 đến
    năm 2002, bao gồm 13 tập bút ký, truyện ký và nhàn đàm của ông, chủ yếu là các tác phẩm
    được chọn lọc trong tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (gồm 3 tập) và các tập xuất bản sau
    năm 2002 (Huế di tích và con người; Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé;
    Miền cỏ thơm).
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: thống kê - phân loại; so
    sánh - đối chiếu; phân tích - tổng hợp; phương pháp liên ngành.
    Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu chính trên, chúng tôi còn sử dụng một số
    phương pháp khác như phương pháp tiểu sử, cấu trúc, để thấy được giá trị nội dung, nghệ
    thuật độc đáo trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.
    5. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba chương:
    Chương 1: Khái lược về thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc
    Tường
    Chuơng 2: Nét độc đáo của cuộc sống và con người trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Chương 3: Đặc sắc về phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH
    SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
    1.1. Khái lược về thế giới nghệ thuật
    1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật
    Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ, tác phẩm,
    tác giả, giai đoạn, thời kỳ văn học, nền văn học dân tộc, trào lưu . Thế giới nghệ thuật là một
    chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất trong đó mọi yếu tố có quan hệ ràng buộc, quy định và tác
    động lẫn nhau. Mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế
    giới. Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế
    giới.
    Thế giới nghệ thuật của một nhà văn là một thế giới riêng, mang đậm dấu ấn chủ quan của
    người sáng tạo. Xét đến cùng, thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là thế giới hình
    tượng hiện ra như một chỉnh thể sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ
    nào đó, được xây cất bằng vật liệu ngôn từ.
    1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người
    Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức
    nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó. Quan niệm
    nghệ thuật thể hiện “giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...