Tiến Sĩ Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng thời kỳ trước năm 1945

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu . 3
    5. Phương pháp nghiên cứu . 4
    6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 4
    7. Kết cấu của đề tài 5
    Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
    1.1. Tình hình nghiên cứu chung về Nguyên Hồng 6
    1.2. Tình hình nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nguyên Hồng 15
    1.2.1. Về đề tài sáng tác 15
    1.2.2. Về chủ đề sáng tác . 16
    1.2.3. Về nhân vật . 17
    1.2.4. Về không gian và thời gian . 20
    1.2.5. Về ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật . 23
    Chương 2. KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG CƠ SỞ HÌNH
    THÀNH NÊN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN HỒNG . 31
    2.1. Giới thuyết chung về Thế giới nghệ thuật 31
    2.2. Những cơ sở hình thành Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng 37
    2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội . 37
    2.2.2. Hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và hoạt động văn học của Nguyên Hồng 42
    2.2.3. Cá tính Nguyên Hồng 49
    Chương 3. THẾ GIỚI NHÂN VẬT . 53
    3.1. Một thế giới nhân vật phong phú, phức tạp thuộc tầng lớp thị dân và lao
    động dưới đáy xã hội 53
    3.1.1. Những người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, cùng đường, nổi loạn . 55
    3.1.2. Những đứa trẻ nghèo dưới đáy xã hội, “không có tuổi thơ” . 65
    3.1.3. Những người trí thức tiểu tư sản nghèo, giàu hoài bão nhưng bất lực và
    bế tắc trước cuộc sống 71
    3.1.4. Những nhân vật con người tha hoá . 77
    3.2. Một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng nhân vật 83
    3.2.1. Nghệ thuật tạo dựng hoàn cảnh và tình huống 83
    3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để khắc họa tâm trạng và tính cách nhân vật . 91
    3.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm . 95
    Chương 4. THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT . 100
    4.1. Thời gian nghệ thuật 100
    4.1.1. Thời gian gắn liền với những sự kiện và biến cố dữ dội của cuộc đời
    nhân vật 100
    4.1.2. Thời gian của con người cá nhân, của sự hồi tưởng đan xen giữa quá
    khứ, hiện tại và tương lai . 106
    4.2. Không gian nghệ thuật . 109
    4.2.1. Không gian xã hội đen tối, nhức nhối, chứa đựng đầy bất công và tội lỗi . 109
    4.2.2. Không gian gia đình chứa đầy bi kịch buồn đau, tan tác 113
    4.2.3. Không gian mang sắc thái tôn giáo - trầm, buồn ảm đạm 115
    4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 124
    4.3.1. Ngôn ngữ đầy ắp chất liệu cuộc sống cần lao, phù hợp với tâm lý, tính
    cách của từng kiểu nhân vật . 125
    4.3.2. Ngôn ngữ mang sắc thái tôn giáo 142
    KẾT LUẬN 146
    DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    LUẬN ÁN . 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Nguyên Hồng (1918-1982) là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của
    trào lưu văn học hiện thực nói riêng, của nền văn học Việt Nam hiện đại nói
    chung. Ông là người đến với nghề văn khá sớm và đã thành công ngay từ tác
    phẩm đầu tay: Bỉ vỏ (1937). Nguyên Hồng có sức viết phi thường, viết với tất cả



    sự đam mê và nhiệt huyết của mình. Hơn bốn mươi năm cầm bút, ông đã để lại
    gần bốn mươi tác phẩm, trong đó có những sáng tác đặc sắc và có những tác
    phẩm được đánh giá là một trong những tác phẩm bề thế nhất của tiểu thuyết Việt
    Nam hiện đại.
    1.2. Như đã biết, “Thế giới nghệ thuật” là chỉnh thể của hình thức văn học”,
    [140, tr. 29, 30], “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng
    tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một
    trào lưu) . Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy
    luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị
    riêng” [52, tr. 251] . Trong Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng, ở mọi phương
    diện nghệ thuật như: đề tài, chủ đề, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ nghệ
    thuật, . đều được thống nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật, giúp người đọc dễ
    hình dung ra những nét riêng biệt những đóng góp cụ thể trong quá trình sáng tạo
    không ngừng của nhà văn.
    Với một số lượng tác phẩm khá lớn ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn,
    bút ký, thơ .) qua hai giai đoạn sáng tác, trước và sau năm 1945, Nguyên Hồng đã
    phản ánh một cách chân thực, cảm động cuộc sống với những số phận cụ thể của
    những người lao động nghèo khổ và quá trình đổi đời nhờ Đảng, nhờ Cách mạng
    của họ. Khi viết về vấn đề này, Nguyên Hồng đã thể hiện được cái nhìn hiện thực
    sâu sắc và tấm lòng nhân đạo thiết tha của nhà văn đối với những con người lao
    động. Vì vậy, khi đặt vấn đề nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng
    thời kỳ trước năm 1945 cũng có nghĩa là đã đi vào nghiên cứu về những đặc
    điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, khẳng định giá trị
    hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong sáng tác của nhà văn hiện thực
    xuất sắc này trong một giai đoạn sáng tác cụ thể của ông.
     
Đang tải...