Tiểu Luận Thể chế xã hội dân sự ở nông thôn - môn xã hội học nông thôn

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỂ CHẾ XÃ HỘI DÂN SỰ Ở NÔNG THÔN


    I. Đặt vấn đề

    Nhà nước- đại diện cho ý chí của người dân thông qua việc bầu cử các đại biểu đại diện cho mình trên nguyên tắc ủy quyền, nghĩa là bầu đại biểu đại diện cho mình vào các cơ quan quyền lực “theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Với cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội , “ là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt của Nhà nước”. Hiến pháp cũng quy định rõ về vai trò của công dân Việt Nam, trong đó “ Công dân có quyền hội họp, lập hội theo quy định của pháp luật”. Tuy vậy, trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, duy nhất chỉ có Luật về quyền tự do hội họp được ban hành 1975, và đã hết hiệu lực vào năm 1990. Chưa có một đạo luật nào quy định để kiểm soát việc thành lập các hội ( nhóm ) dân sự. Đây là một khoảng trống trong hệ thống các đạo Luật hiện hành. Chính vì thế, để bổ sung cho nó, pháp lệnh về “thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” (2003) đã được ban hành nhằm kiểm soát tình trạng lập hội trong xã hội dân sự.
    Sự hiện diện của các phường- hội truyền thống trong cộng đồng xã hội nông thôn đang là một phương diện quan trọng của quản lý xã hội, nó bổ sung cho quản lý nhà nước trong xã hội nông thôn.

    II. Khái niệm “xã hội dân sự”

    Xã hội dân sự là tổng thể các mối quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí, trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, phối hợp với nhà nước để kiểm soát và hoàn thiện NNPQ, thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước hoàn thiện và phát huy vai trò của xã hội dân chủ, nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nước và của xã hội, hiện thực hóa quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng.

    Xã hội dân sự là một khái niệm chỉ xã hội con người được đặc trưng bằng tinh thần cộng đồng, sự tự nguyện và thể hiện ra thành đời sống hiệp hội độc lập như là những cơ chế đảm bảo sự cố kết xã hội đặc thù. Các định nghĩa phổ biến về “xã hội dân sự” đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo tinh thần này, xã hội dân sự được tạo thành bởi một loạt các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại (công đoàn và các đoàn thể có tính chuyên nghiệp) và những tổ chức truyền thống dựa trên mối quan hệ họ hàng, dân tộc, văn hóa và khu vực, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức. Những đoàn thể tự nguyện làm việc vì quyền lợi chung. Chúng định hình thành và khuyến khích phát triển bởi các cộng đồng địa phương. Nói một cách đơn giản, các tổ chức dân sự thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Người dân tự tổ chức lại căn cứ theo các nhu cầu, nguyện vọng hay tín ngưỡng chung và thể hiện thành các loại hình hoạt động, các chủ thể của chúng là những nhóm ( thể chế xã hội) hoạt động trên nguyên tắc tự quản.

    III. Đặc điểm của xã hội dân sự

    - XHDS là tổng thể các quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới có tổ chức xã hội được hình thành theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí.
    - XHDS được hình thành và phát triển sẽ tạo nên một khu vực đa dạng gồm những hội nhóm và tổ chức xã hội khác nhau. Sự hoạt động của XHDS có thể sẽ trở thành những đảm bảo quan trọng cho một chính sách phát triển bền vững của nhà nước.
    - XHDS với nguyên tắc và tổ chức hoạt động của mình sẽ góp phần tích cực và hiệu quả vào quá trình dân chủ hóa xã hội, bảo đảm tính minh bạch của nhà nước và các tổ chức kinh tế; góp phần bổ khuyết cho các cơ quan “dân chủ dại diện” thực hiện tốt chức năng của mình.
    - XHDS được tổ chức ở mỗi quốc gia dân tộc, song khả năng tiến tới tầm cỡ toàn cầu thông qua việc kết với những CSO khác trên thế giới.

    IV. Chức năng của xã hội dân sự

    - Thứ nhất, XHDS góp phần xã hội hóa con người và toàn cầu hóa các dân tộc. Các cá nhân trong những hoạt động ngoại giao nhân dân, thực hiện sưh gắn kết các CSO trên toàn thế giới vì mục tiêu nhân loại sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
    - Thứ hai, XHDS phối hợp với nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
    Trong xã hội đương đại, một khi quá trình dân chủ ngày càng được mở rộng, thì cơ hội cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động của nhà nước và xã hội ngày càng tăng. Hơn nữa, thông qua các tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện, các thành viên trong mỗi tổ chức xã hội đã ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, do đó họ chủ động, tích cực hơn hoạt động phối hợp với nhà nước trong hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vì cộng đồng và dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...