Tiến Sĩ Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 25/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    [TABLE="width: 0"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Trang phụ bìa
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Lời cam đoan
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Mục lục
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD]Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.
    [/TD]
    [TD]Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD]Viên chức khoa học, công nghệ - đối tượng hình thành và tác động của thể chế quản lý
    [/TD]
    [TD]25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD]Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.
    [/TD]
    [TD]Nội dung và hình thức chủ yếu của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.
    [/TD]
    [TD]Các tiêu chí cơ bản đánh giá thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.5.
    [/TD]
    [TD]Kinh nghiệm xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
    [/TD]
    [TD]57
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Chương 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]68
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.
    [/TD]
    [TD]Thể chế hiện hành về quản lý viên chức khoa học, công nghệ
    [/TD]
    [TD]68
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.
    [/TD]
    [TD]Thực tiễn áp dụng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ thời gian qua ở nước ta
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.
    [/TD]
    [TD]Đánh giá chung về thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ hiện nay
    [/TD]
    [TD]108
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]119
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.
    [/TD]
    [TD]Nhu cầu xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
    [/TD]
    [TD]119
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.
    [/TD]
    [TD]Quan điểm xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ
    [/TD]
    [TD]125
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3.
    [/TD]
    [TD]Giải pháp xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
    [/TD]
    [TD]134
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]149
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
    [/TD]
    [TD]151
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]152
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    3.

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Cchấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, xác định khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, tạo chuyển biến về chất trong đóng góp của khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại giữa thế kỷ XXI.
    Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 cũng đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ. Trong những giải pháp nhằm phát triển khoa học, công nghệ, thì giải pháp xây dựng đồng bộ chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển đội ngũ viên chức làm công tác khoa học, công nghệ chiếm vị trí trung tâm bởi vấn đề con người vẫn luôn luôn là vấn đề then chốt, là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của việc đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ như đường lối lãnh đạo của Đảng đã đề ra.
    Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản lý viên chức khoa học, công nghệ là thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ, được hiểu là hệ thống những quy tắc, luật lệ đã hình thành nên cơ sở pháp lý cho công tác quản lý. Thể chế có một vai trò quan trọng trong việc quản lý đội ngũ viên chức nói chung và viên chức khoa học, công nghệ nói riêng. Bởi vì, bản thân thể chế với nhiều yếu tố cấu thành (Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị do các cơ quan có thẩm quyền tương ứng ban hành) đã tạo nên một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh làm căn cứ cho các cơ quan chức năng, các đơn vị sự nghiệp công lập và bản thân đội ngũ viên chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình hoạt động, công tác.
    Trong những năm qua, cùng với việc Nhà nước hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức thì các quy định pháp luật quản lý viên chức nói chung và viên chức khoa học, công nghệ nói riêng cũng đã được sửa đổi, bổ sung, thể hiện trong các văn bản do Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban hành. Trong từng giai đoạn, các văn bản quy phạm pháp luật liên tục được sửa đổi, bổ sung thể hiện tinh thần liên tục đổi mới theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Việc sửa đổi, bổ sung đã góp phần hoàn thiện từng bước hệ thống thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ, xem đây là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Nhiều văn bản mang tính bản lề quan trọng đã được tập trung xây dựng và hoàn thiện, tạo tiền đề hết sức quan trọng và đồng bộ để có thể hoàn thành các mục tiêu phát triển dài hạn của khoa học và công nghệ: cơ chế quản lý khoa học, công nghệ nói chung và chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ đã có những cải cách đáng kể; chế độ tuyển dụng theo biên chế hành chính nhà nước được hạn chế dần, mở rộng và khuyến khích việc chuyển sang chế độ hợp đồng lao động; chính sách tiền lương thay đổi theo hướng gắn với ngạch, bậc chuyên môn và tiêu chuẩn hóa cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng, đặc biệt là việc mở rộng đào tạo sau đại học; số lượng cán bộ có học hàm, học vị cao ngày càng tăng; Nhà nước đã tiến hành định kỳ xét thưởng và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu đặc biệt xuất sắc, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước.
    Tuy nhiên, nhìn chung chủ trương, chính sách và thể chế phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ vẫn còn chưa tương xứng với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo môi trường và động lực thúc đẩy đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ đem hết tài năng cống hiến cho đất nước, đồng thời buộc họ phải năng động, sáng tạo hơn. Việc hoàn thiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách vì:
    Thứ nhất, hệ thống thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ hiện nay có nhiều nội dung quy định chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động đặc thù của đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ. Một số các quy định về thi tuyển, thi nâng ngạch viên chức khoa học, công nghệ hiện nay về cơ bản không khác với đội ngũ công chức hành chính nhà nước, không phù hợp với hoạt động khoa học, công nghệ . và vẫn còn mang tính chất hình thức, không căn cứ vào kết quả lao động, cống hiến khoa học của người viên chức khoa học, công nghệ. Hệ thống tiêu chuẩn chức danh viên chức khoa học, công nghệ chưa đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới dẫn đến còn nhiều hạn chế trong xây dựng và quản lý đội ngũ viên chức khoa học, công nghệ. Chế độ đãi ngộ thông qua tiền lương chưa đủ tái sản xuất sức lao động và còn nhiều bất hợp lý, chưa thực sự dựa trên kết quả công việc.
    Thứ hai, một số quy định về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ công lập thiếu đồng bộ, còn nhiều hạn chế, bất cập, do đó, các tổ chức, đơn vị khoa học, công nghệ chưa thực sự được quyền chủ động trong tuyển dụng và quản lý nhân lực; quy định mức biên chế và kinh phí hoạt động cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ theo số biên chế như hiện nay còn thiếu căn cứ khoa học, làm hạn chế quy mô phát triển của các tổ chức khoa học, công nghệ cần thiết cho sự phát triển đất nước.
    Thứ ba, các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học cũng như cá nhân người lãnh đạo tổ chức khoa học, công nghệ còn thiếu cụ thể, rõ ràng và có những ràng buộc bất hợp lý, chưa gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của cá nhân và tổ chức, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học.
    Trong bối cảnh thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu đề tài: Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện naycó ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp khoa học, khách quan và khả thi nhằm hoàn thiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án có nhiệm vụ:
    - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của viên chức khoa học, công nghệ; khái niệm, đặc điểm và vai trò của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; những yêu cầu và tiêu chí của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; kinh nghiệm xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ của một số nước trên thế giới .
    - Phân tích, đánh giá sự hình thành và phát triển của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ và rút ra kết luận về thực trạng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ.
    - Đưa ra các quan điểm, kiến nghị phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: luận án nghiên cứu thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam. Trong quá trình triển khai luận án, một số vấn đề liên quan đến thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ cũng được chú ý nghiên cứu ở một mức độ nhất định.
    Phạm vi và địa bàn nghiên cứu: luận án nghiên cứu thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam, có sự so sánh với thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở một số nước như Singapore, Trung Quốc, Mỹ, Pháp ;
    Thời gian nghiên cứu: “giai đoạn hiện nay” trong luận án được xác định từ năm 2000 đến nay. Luận án chọn giai đoạn từ năm 2000 đến nay để nghiên cứu vì đây là thập niên đầu của thiên niên kỷ XXI, với những biến đổi rất sâu sắc của đời sống khoa học, công nghệ và những thay đổi quan trọng trong thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam. Mặc dù vấn đề nghiên cứu có quá trình lịch sử, nhưng việc tập trung phân tích thể chế quản lý với những văn bản pháp lý và những ảnh hưởng của nó trong hơn 1 thập niên gần đây sẽ cho phép nhận diện rõ và đầy đủ nhất những tác động và ảnh hưởng của nó đến đối tượng viên chức khoa học, công nghệ.
    4.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...