Tiểu Luận Thể chế Nhà nước, những yêu cầu để hoàn thiện thể chế Nhà nước ở nước ta hiện nay?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong lịch sử tư tưởng và hiện thực của nhân loại, từ khi có giai cấp, đấu tranh giai cấp, xã hội hình thành hình thành nên Nhà nước; thì vấn đề tổ chức và thực thi có hiệu quả quyền lực nhà nước là vấn đề khó khăn và phức tạp nhất trong lĩnh vực chính trị. Nhà nước dù ở trong tay một nhóm người, một giai cấp hay một liên minh giai cấp bao giờ cũng đòi hỏi phải được tổ trên cơ sở vừa tập trung được quyền lực vừa giám sát được quyền lực, bảo đảm thể chế Nhà nước trở thành một chủ thể thống nhất. Nhà nước - quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị.
    Thể chế theo nghĩa hẹp là những qui định, qui phạm, theo nghĩa rộng là các qui định, qui phạm, nguyên tắc, luật lệ (các định chế) và các tổ chức bộ máy quyền lực hành xử theo định chế.
    Thể chế Nhà nước, trụ cột của hệ thống tổ chức quyền lực cần được xem xét từ hai giác độ.
    - Giác độ bản chất: Thể chế nhà nước đề cập tới tính chất cai trị, điều hành một nhà nước thông qua những biện pháp nhất định, trong đó biện pháp cưỡng chế là biện pháp đặc quyền của nhà nước. Từ giác độ này, khi đề cập tới vấn đề tăng cường và củng cố thể chế nhà nước cần thiết phải tăng cường pháp chế cũng như tăng cường giáo dục đạo đức cho công dân.
    - Giác độ cơ cấu: Thể chế nhà nước được xem xét từ khía cạnh tổ chức bộ máy, định rõ các vị trí, thẩm quyền chức năng của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Vì vậy, khi nói tới vấn đề cải cách, đổi mới thể chế thì vấn đề ưa tiên là cải cách về cơ cấu tổ chức. Theo đó, có thể xác định rõ chức năng cơ cấu bộ máy, bổ sung sửa đổi những chế định pháp lý phù hợp với chức năng, định ra một cách cụ thể những nhiệm vụ cho từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước.
    Nhà nước là một tổ chức quyền lực, một thể chế quyền lực nổi bật trong các thiết chế của xã hội chính trị. Nhà nước XHCN là một nhà nước kiểu mới, một hình thái lịch sử mới của nhà nước, một kiểu nhà nước quá độ, "một nửa" nhà nước, một nhà nước "không còn theo nghĩa đen" trực tiếp nữa. Đó là nhà nước tất yếu đi tới chỗ tiêu vong. Nó sẽ tiêu vong bằng cách "tự tiêu vong" khi sức mạnh của kinh tế, của sản xuất cho thấy, nó đã đi hết lôgíc của nó và nó trở nên thừa, không thể không tự tiêu vong được, cho dù quá trình này diễn ra hết sức lâu dài.
    Quyền lực là đặc trưng cơ bản, điển hình của chính trị, là vấn đề trung tâm của chính trị và cách mạng chính trị. Do đó, Nhà nước tập trung đầy đủ, trực tiếp nhất của quyền lực trong xã hội chính trị. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại; sức mạnh quyền lực bao giờ cũng do sức mạnh kinh tế, cái giá đỡ vật chất - kinh tế chi phối, quyết định.
    Do đó, Nhà nước là sinh khí, là tính hiện thực của chính trị. Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị nổi bật nhất trong những nội dung và hình thức biểu hiện của quyền lực chính trị, của xã hội chính trị.
    Những nội dung cơ bản của thể chế nhà nước bao gồm: nguyên tắc tổ chức Nhà nước; hệ thống các cơ quan Nhà nước và nguyên tắc hoạt động của bộ máy Nhà nước. Ở các nước có chế độ xã hội khác nhau thì có thể chế nhà nước khác nhau. Ngoài ra, thể chế nhà nước còn phụ thuộc vào đặc điểm tình hình của phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống dân tộc, tương quan lực lượng giai cấp bên trong mỗi Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...