Tiểu Luận Thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh năm 1599 -1786.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quốc gia Đại Việt đã trải qua hơn 500 năm thống nhất với một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố. Nhưng đến đầu thế kỷ XVI, khi mà sự mục nát của nhà Lê đã xuống tới cực điểm và Mạc Đăng Dung giành lấy ngôi vua vào năm 1527 thì đó cũng là sự mở đầu của một thời kỳ hầu như nội chiến phân liệt triền miên giữa các tập đoàn phong kiến, tuy rằng có xen kẽ một số thời gian ngắn quốc gia được thống nhất tạm thời. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII đã xoá bỏ các tập đoàn phong kiến cát cứ. Và đến năm 1802, khi vương triều Nguyễn được thiết lập, quốc gia phong kiến Đại Việt mới lại được thống nhất trọn vẹn. Và thời kỳ nội chiến mới được chấm dứt hoàn toàn.

    Những năm từ 1527 đến 1802 là một thời kỳ có rất nhiều biến cố lịch sử sôi động, phức tạp và thể chế Nhà nước cũng có nhiều nét đặc thù. Chính quyền Lê Trịnh ở đằng ngoài tồn tại từ năm 1592 đến 1786. Trong đó có 9 đời chúa song song với 13 đời vua. Chính quyền Lê Trịnh là lưỡng đầu chế điển hình trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, điển hình về độ dài của thời gian tồn tại, điển hình cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành của một thể chế lưỡng đầu. Chế độ lưỡng đầu Lê Trịnh là chính quyền của hai dòng họ - hai thế lực phong kiến lớn, vừa phải dựa vào nhau để trị nước quản dân vừa mâu thuẫn với nhau về quyền lực và quyền lợi.
     

    Các file đính kèm:

    • me-.doc
      Kích thước:
      127.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...