Tài liệu Thể chế hành chính Nhà nước và vai trò của thể chế hành chính Nhà nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong câu này cần làm rõ các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của thể chế hành chính Nhà nước.
    1. Thể chế hành chính Nhà nước
    Thể chế là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức với những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, thẩm quyền, quy tắc hoạt động của tổ chức, nhằm buộc các thành viên của tổ chức đó thống nhất chấp hành.
    Trong tổ chức nhà nước, việc phân chia, phân công phối hợp thực thi quyền lực Nhà nước(quyền hành pháp, quyền lập pháp, quyền tư pháp) đã tạo ra hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Hệ thống cơ quan thực thi quyền hành pháp là một trong 3 hệ thống thực thi quyền lực Nhà nước- gắn liền với hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, là hệ thống thể chế cơ quan hành chính nhà nước và những quy tắc, quy chế vận hành của các cơ quan này. Do vậy, xét về tổng thể, thể chế nhà nước bao trùm toàn bộ các loại thể chế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.
    Vì vậy, thể chế hành chính Nhà nước là một phạm trù luôn gắn liền và là yếu tố của hệ thống chính trị và hệ thống tổ chức hoạt động quản lý Nhà nước. Mặt khác, hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước là nhằm thực thi quyền hành pháp , những hoạt động này chính là những mục tiêu của Quốc gia được ghi nhận trọng các chính sách, chiến lược của Nhà nước, thiếu nó, mọi quy định của Nhà nước không thể trở thành hiện thực
    Tóm lại: thể chế hành chính Nhà nước là toàn bộ các yếu tố cấu thành hành chính Nhà nước để hành chính Nhà nước hoạt động quản lý một cách có hiệu quả, đạt được mục tiêu của Quốc gia
    2. Đặc điểm tổ chức hành chính Nhà nước
    Tổ chức hành chính Nhà nước được cấu thành bởi các yếu tố sau:
    - Bao gồm hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở;
    - Bao gồm hệ thống văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên mọi lĩnh vực, bảo đảm xã hội ổn định phát triển,
    an toàn, bền vững;
    - Quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ , chính quyền địa phương các cấp;
    - Quy định chế độ công vụ, quy chế công chức;
    - Hệ thống các chế định về tài phán hành chính, giải quyết các tranh chấp hành chính giữa công dân và công dân, giữa công dân với nền hành chính thông qua thủ tục khiếu nại, khiếu kiện hành chính về vi phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền.
    3. Vai trò và của thể chế hành chính nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...