Tài liệu Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Chu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Dẫn nhập
    Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện mạo đất nước, cốt cách dân tộc. Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù hợp với nó. 
    Việt Nam thời cổ trung đại là thời kì mà những nhà nước đầu tiên ra đời, cùng với đó là sự ra đời của các thể chế chính trị và pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đặt trong bối cảnh đó thì đây cũng là thời kì mà phương thức sản xuất châu Á chiếm vị trí chủ đạo và chi phối.
    Có thể thấy suốt từ thời Văn lang cho đến đầu thế kỉ XV ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất Châu Á với những biểu hiện cụ thể. Trong có có những biểu hiện trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác và Ănghen như chế độ công xã nông thôn kéo dài, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển, sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam cũng có những đặc điểm riêng đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân, có sự phân chia các đẳng cấp nhưng chưa thực sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp.
    Như chúng ta đã biết thì cở sở kinh tế quyết định sự ra đời của các thể chế chính trị, các thiết chế chính trị sinh ra trên cơ sở các tiền đề kinh tế, và ngược lại các thiết chế xã hội quy định sự ổn định và phát triển của kinh tế.
               Qua đó chúng ta có thể thấy được thể chế chính trị và pháp luật có những nét tương đồng và sự khác biệt với phương thức sản xuất Châu Á. Để hiểu thêm về điều này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài tiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài:” Đối chiếu thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại với phương thức sản xuất Châu Á”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...