Luận Văn Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong cuộc sống xã hội, các giao dịch dân sự rất phổ biến và mang tính tất yếu, nó diễn ra hàng ngày và không ngừng phát triển bởi nhu cầu sống bất tận của con người.
    Bộ Luật Dân Sự ra đời năm 1995, trong đó những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được qui định tại mục 5 chương I phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, đã tạo ra hành lang pháp lý cho các giao dịch bảo đảm, hướng sự ứng xử của các bên trong giao dịch bảo đảm theo một chuẩn mực pháp lý nhất định.
    Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế xã hội của đất nước có nhiều bước phát triển đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà các quan hệ trao đổi, lưu thông đang ngày càng phức tạp hơn, thì Bộ Luật Dân Sự 1995 nói chung, những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội mới. Xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế đất nước, cũng như hoàn thiện và đa dạng hoá các quan hệ dân sự, yêu cầu đặt ra đó là sửa đổi Bộ Luật Dân Sự 1995 nói chung, những qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng.
    Ngày 14 tháng 6 năm 2005 Bộ Luật Dân Sự được Quốc Hội thông qua, Bộ Luật Dân Sự 2005 ra đời trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển những qui định trong Bộ Luật Dân Sự 1995, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình pháp điển hoá, góp phần hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Trong đó các qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được sửa đổi theo hướng hoàn thiện và đầy đủ hơn.
    Để đạt được sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có những qui định về biện pháp bảo đảm thế chấp, cần phải có những nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các qui định này. Việc nghiên cứu các qui định về thế chấp là công việc cần thiết, bởi những qui định này điều chỉnh một loại giao dịch dân sự đang rất phát triển và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay: Giao dịch bảo đảm.
    Chính vì vậy, em đã lựa chọn vấn đề “Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Nghiên cứu các qui định pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đã có một số công trình khoa học như: “thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam” (Thạc sĩ Nông Thị Bích Diệp, luận văn thạc sĩ luật học 2006); “cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự” (Tiến sĩ Phạm Công Lạc, luận văn thạc sĩ luật học 1996); “Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật Việt Nam và cộng hoà Pháp” (Thạc sỹ Hoàng Thị Hải Yến, Luận văn Thạc sỹ Luật học 2004)
    Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên tạp trí chuyên ngành như: “Thời gian có hiệu lực của giao dịch bảo đảm” (Nguyễn Văn Phương, tạp chí Dân chủ và pháp luật số 01/2001; “Một số vấn đề về giao dịch bảo đảm theo qui định pháp luật hiện hành” (Nguyễn Văn Mạnh, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 06/2007; “Đăng kí thế chấp và hiệu lực của đăng kí thế chấp đối với người thứ ba” (Thạc sĩ Vũ Thị Hồng Yến, tạp chí luật học số 10/2007).
    Các công trình trên đã khai thác một số khía cạnh pháp lý của các biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các qui định mới của Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản pháp luật mới hiện nay về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
    Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
    Đề tài “Thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản” tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
    - Khái quát về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và những vấn đề liên quan.
    - Phân tích những qui định pháp luật hiện hành về nội dung và yếu tố cấu thành của thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản. Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
    - Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
    4. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Khoá luận nhằm mục đích làm sáng tỏ những qui định mới về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật dân sự, phân tích các yếu tố pháp lý cấu thành biện pháp thế chấp, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật thế chấp, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các qui định của pháp luật thế chấp.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu khoá luận, em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận .
    Bên cạnh đó em sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải, suy luận logic để đánh giá các vấn đề, trên cơ sở đó làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận, cũng như thực tiễn của biện pháp thế chấp tài sản.
    6. Kết cấu của khoá luận
    Khoá luận gồm phần lời nói đầu, kết luận và 3 chương sau:
    Chương I: Khái quát chung về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản.
    Chương II: pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản.
    Chương III: Thực trạng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và một số kiến nghị.


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 0
    1. Tính cấp thiết của đề tài 0
    2. Tình hình nghiên cứu 1
    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 1
    4. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    6. Kết cấu của khoá luận 2
    CHƯƠNG I 3
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 3
    1. Lý luận chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 3
    1.1. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 4
    1.2. Các hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 7
    1.2.1. Bảo đảm đối vật 7
    1.2.2. Bảo đảm đối nhân 8
    2. Khái quát chung về thế chấp tài sản 8
    2.1. Khái niệm, đăc trưng của biện pháp thế chấp tài sản 8
    2.1.1. Khái niệm biện pháp thế chấp tài sản 8
    2.1.2. Đặc trưng của biện pháp thế chấp 9
    2.2. Sơ lược các qui định của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản qua các thời kỳ 11
    2.2.1. Thời kỳ phong kiến 11
    2.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc 11
    2.2.3. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước Bộ Luật Dân Sự 1995 12
    2.2.4. Giai đoạn từ 1/7/1996 đến nay 13
    2.3. pháp luật quốc tế về thế chấp tài sản 14
    2.3.1. Khái niệm thế chấp tài sản 15
    2.3.2. Đối tượng thế chấp 15
    2.3.3. Hình thức thế chấp 16
    2.3.4. Đăng ký thế chấp 16
    3. Mối quan hệ và ý nghĩa của thế chấp tài sản trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay 17
    3.1. Mối quan hệ giữa biện pháp thế chấp và hợp đồng vay 17
    3.1.1. Trong quan hệ tín dụng 17
    3.1.2. quan hệ vay tài sản trong nhân dân 18
    3.2. Ý nghĩa của thế chấp trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ 19
    CHƯƠNG II 20
    PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 20
    1. Những qui định chung về thế chấp 20
    1.1. Chủ thể của thế chấp 20
    1.2. Đối tượng của thế chấp 21
    1.3. Hình thức và các trường hợp đăng ký thế chấp 23
    1.3.1. Hình thức thế chấp 23
    1.3.2. Các trường hợp đăng ký thế chấp 24
    1.4. Hiệu lực thế chấp tài sản 25
    1.5. Nội dung của thế chấp 26
    1.5.1. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản 26
    1.5.2. Quyền của bên thế chấp 27
    1.5.3. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản 28
    1.5.4. Quyền của bên nhận thế chấp 28
    1.5.5. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp 29
    1.6. Chấm dứt và xử lý tài sản thế chấp 30
    1.6.1. Chấm dứt thế chấp 30
    1.6.2. Xử lý tài sản thế chấp 30
    2. Một số trường hợp cụ thể của thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ 32
    2.1. Thế chấp quyền sử dụng đất 32
    2.2. Thế chấp tàu bay, tàu biển 36
    2.2.1. Thế chấp tàu bay 36
    2.2.2. Thế chấp tàu biển 37
    2.3. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai 38
    2.4. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ và thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ trả nợ 39
    2.4.1. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ 39
    2.4.2. Thế chấp nhiều tài sản bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự 41
    CHƯƠNG III 42
    THỰC TRẠNG THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRẢ NỢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 42
    1. Thực trạng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ 42
    1.1. Đối tượng thế chấp 42
    1.1.1. Đối với tài sản thế chấp là quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất 42
    1.1.2. Trong trường hợp thế chấp một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ trả nợ 43
    1.2. Đăng ký thế chấp 43
    1.3. Xử lý tài sản thế chấp 46
    2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật về thế chấp tài sản 47
    2.1. Kiến nghị sửa đổi Điều 324 Bộ Luật Dân Sự 2005 48
    2.2. Kiến nghị bổ sung Điều 355 Bộ luật dân sự 2005 48
    2.3. Sự cần thiết phải có cơ chế buộc bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải giao tài sản thế chấp để xử lý 49
    2.4. Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm 49
    KẾT LUẬN 50
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...