Thạc Sĩ The advantage of latecomer in abating air-pollution: the East Asian experience

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu khoa học là một quá trình đòi hỏi người nghiên cứu phải năm bắt được các quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học của chương trình Sau đại học trang bị cho học viên một số kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho quá trình này. Để vận dụng kiến thức lý thuyết của môn học này, nhóm đã tiến hành phân tích bài báo khoa học “The “advantage of latecomer” in abating air-pollution: the East Asian experience”.
    Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng em sẽ trả lởi những câu hỏi sau:
    - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    - Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài
    - Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng
    - Việc tóm tắt lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu của đề tài hay không
    - Cách đặt câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không
    - Dựa vào kết quả xử lý thống kê, giải thích kết quả xử lý thống kê đó.
    2. Phương pháp thực hiện
    Để thực hiện nghiên cứu bài báo này, chúng em đã thực hiện các công việc sau:
    - Nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài báo
    - Thảo luận nội dung bài báo
    - Tìm hiểu, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để cùng phân tích bài báo
    - Trả lời các câu hỏi.


    II. PHẦN NỘI DUNG
    1: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tập trung vào ô nhiễm không khí như là một trong những vấn đề môi trường có thể cải thiện khi ở mức thu nhập cao hơn.
    2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Tác giả sử dụng đồng thời 3 phương pháp:
    1. Nghiên cứu lịch sử (Thu thập số liệu quá khứ để phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu)
    Hiện tượng nghiên cứu: Quốc gia có nền công nghiệp chậm thì có khả năng thành công ở lĩnh vực môi trường nhờ tiếp nhận những kinh nghiệm, kỹ thuật giảm ô nhiễm môi trường từ những quốc gia đi trước.
    Số liệu quá khứ để phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu:
    - Sử dụng phương pháp phân tích bình phương bé nhất (OLS) qua công thức EM (công thức đánh giá tình trạng thải khí SO2 của 1 quốc gia) và chỉ số D1(thể hiện các nước công nghiệp hóa ở thời kỳ giữa bao gồm Nhật, Đài Loan), chỉ số D2 (thể hiện các nước công nghiệp ở thời kỳ cuối bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan) EM để phân tích mối quan hệ giữa tình trạng phát thải SO2 các quốc gia đi sau và các quốc gia đi trước.
    2. Nghiên cứu tương quan: Quan hệ giữa các hiện tượng.
    Hiện tượng: Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí thải SO2) và đất nước công nghiệp hóa muộn so với đất nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
    Quan hệ giữa các hiện tượng: Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí thải SO2) được giảm thiểu tại đất nước công nghiệp hóa muộn.
    Lý do:
    Đất nước công nghiệp hóa muộn được nước công nghiệp hóa sớm chuyển giao công nghệ.
    Một mặt, công nghệ tạo ra quy mô công nghiệp và tăng lượng khí thải.
    Mặt khác, công nghệ giảm khí thải cũng được chuyển giao cho nước công nghiệp hóa muộn.
    3. Nghiên cứu thực nghiệm: Thiết kế hai nhóm để so sánh quan hệ nhân quả.
    Hai nhóm đối tượng:
    Các nước công nghiệp hóa ở thời kỳ giữa (Hàn Quốc, Philippines, Sing) và các nước công nghiệp hóa muộn (Indonesia, Malaysia, Thái Lan).
    Quan hệ nhân quả: quan hệ giữa thời gian công nghiệp hóa và tình trạng ô nhiễm môi trường (tăng lượng khí thải SO2).
    Nước công nghiệp hóa thời kỳ giữa: lượng khí thải SO2 tăng nhiều hơn so với nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
    Nước công nghiệp hóa muộn: lượng khí thải SO2 tăng ít hơn so với nước công nghiệp hóa sớm (Nhật Bản).
     
Đang tải...