Luận Văn Thay đổi tạo ra xung đột, hay xung đột tạo ra thay đổi, Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Câu 1 Thay đổi tạo ra xung đột, hay xung đột tạo ra thay đổi, Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp.
    I. Đặt vấn đề 2
    II. Cơ sở lý thuyết . 2
    1. Xung đột. Phân loại 2
    2. Thay đổi . 4
    III. Giải quyết vấn đề .5
    1. Xung đột tạo ra thay đổi 5
    2. Thay đổi tạo ra xung đột 8
    3. Ứng dụng vào tổ chức 12
    IV. Kết luận 14
    Nguồn tham khảo 15
    Câu 1: Thay đổi tạo ra xung đột, hay xung đột tạo ra thay đổi, Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp.
    I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Cũng giống như tự nhiên, xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngàyCác nhà xã hội học ngày nay cho rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố - cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài - tạo nên sự biến đổi. Mặc dù trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, các yếu tố cụ thể đôi lúc có thể ảnh hưởng nhiều hơn những yếu tố khác
    Những yếu tố được các nhà lý thuyết hiện đại quan tâm khi xem xét về biến đổi xã hội, như sau: môi trường vật chất, công nghệ, sức ép dân số, giao lưu văn hóa và xung đột xã hội. Trong đó, xung đột xã hội được coi là yếu tố được quan tâm hàng đầu, bởi chính sự tác động qua lại giữa con người với nhau trong cuộc sống sẽ cho thấy họ thực sự cần những gì, và sẽ thay đổi những gì để đạt được điều họ cần ấy. Như vậy, sự biến đổi xã hội được tạo ra đúng với mục đích của chính những con người trong xã hội đó. Nhưng, cuộc sống có muôn hình vạn trạng, để hiểu chi tiết hơn, ở đây chúng ta sẽ xét đến một khía cạnh nhỏ trong xã hội hiện nay, đó chính là sự xung đột và thay đổi trong kinh doanh – một lĩnh vực không thể thiếu trong cuộc sống.
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt thì luôn cần phải có sự thay đổi, đổi mới tích cực. Cùng với sự thay đổi, thì sự xung đột là thứ không thể tránh khỏi trong công việc quản lý.Có một câu hỏi đặt ra là “ Sự xung đột tạo ra sự thay đổi hay sự thay đổi dẫn đến xung đột?” Và làm sao để dung hòa giữa 2 điều xung đột và thay đổi để Doanh nghiệp có thể phát triển tốt nhất. Nhóm chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này thông qua đề tài “ Sự xung đột và sự thay đổi trong tổ chức”.

    II- LÝ THUYẾT VỀ “XUNG ĐỘT” VÀ “THAY ĐỔI”.
    1. Xung đột. Phân loại.
    a. Hiểu thế nào là “xung đột”
    - Khi nói đến xung đột là chúng ta muốn nói đến sự nhận thức về khác biệt xung khắc với nhau gây ra các hình thức can thiệp hay chống đối lẫn nhau.
    - Xung đột đi từ các dạng tinh vi, gián tiếp, kiểm soát được đến các biểu hiện cực đoan như đình công, bạo loạn hay chiến tranh.
    - Trong doanh nghiệp, xung đột là tình trạng hai hay nhiều người đều mong muốn đạt được cùng một mục tiêu mà họ cảm nhận là sẽ thuộc về họ chứ không ai khác.
    b. Các loại hình xung đột thường gặp:
    - Xung đột mục tiêu.
    - Xung đột nhận thức.
    - Xung đột cảm xúc.
    - Xung đột văn hóa.
    c. Phân loại xung đột
    ã Theo bộ phận:
    -Mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm: Xảy ra giữa các nhóm làm việc, hay giữa các phòng ban, bộ phận này với bộ phận kia trong doanh nghiệp.
    -Mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân: Giữa các nhân viên với nhau, nhân viên cũ và nhân viên mới, nhân viên trẻ và nhân viên già, giữa nhà lãnh đạo, nhà quản lý với nhân viên.
    -Mâu thuẫn, xung đột nội tại của một cá nhân:Xung đột vai trò cá nhân xảy ra khi vai trò của cá nhân không phù hợp với điều mà cá nhân mong đợi.
    ã Theo tính chất : Xung đột có 2 mặt tích cực và tiêu cực:
    - Tiêu cực: Nếu không biết điểm dừng của cuộc xung đột, và không biết quản lí xung đột để cuộc xung đột trở nên căng thẳng, thái quá thì sẽ dẫn đến nhiều tổn thương.
    + Ảnh hưởng tiền bạc, vật chất, thời gian.
    + Đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe
    + Tác động tinh thần: stress, mệt mỏi, khó chịu, mất cân bằng.
    Có khi từ xung đột nhỏ dẫn đến xung đột lớn rồi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp mình cũng là 1 điều không hay khi để xung đột trở nên thái quá.
    -Tích cực: Tuy nhiên không phải mọi xung đột đều mang ý nghĩa tiêu cực. Có những xung đột mang tính tích cực, tính chất xây dựng. Những xung đột này đem lại nhiều hiệu quả cho tổ chức:
    + Tác nhân chính cho sự thúc đẩy
    + Thúc đẩy sự sáng tạo và cải tiến.
    + Làm rõ những vấn đề tồn tại và mục tiêu của tổ chức.
    + Tăng cường giao tiếp và truyền thông.
    + Gia tăng nội lực trong tổ chức.
    à Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột. Ta cần biết cách quản lí để xung đột đến mức vừa đủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...