Tiểu Luận Thay đổi khí hậu và phương hướng khắc phục

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (Tiểu luận dài 39 trang)


    Phần I: GIỚI THIỆU

    Cho đến nay, những khám phá khoa học về sự ảnh hưởng của các hoạt động của con người, về các hiện tượng như Hiệu ứng nhà kính, lỗ thũng tầng ozon, hiện tượng băng tan, sự nóng lên của vỏ trái đất được gọi chung là Biến đổi khí hậu (BĐKH).

    Biến đổi khí hậu bắt nguồn từ sự phát thải ngày càng dư của khí nhà kính vào khí quyển. Báo cáo khoa học lần thứ 4 (2007) của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy nồng độ khí CO2 đã lên tới 397 ppm (phần triệu thể tích) vào năm 2005 với nồng độ trung bình là 1,4 ppm mỗi năm vào thời kỳ 1960 – 2005 và 1,9 ppm vào 10 năm 1995 – 2005.

    Lượng phát thải khí nhà kính do nhiên liệu hóa thạch hàng năm từ 6,4 tỷ tấn Carbon mỗi năm trong thập kỹ 90 đã lên tới 7,2 tấn vào giai đoạn 2000 – 2005. Ngoài ra nồng độ CH4 và N2O từ 175 và 270 ppb (phần tỷ thể tích) thời kỳ tiền công nghiệp lên đến 1774 và 319 ppb vào năm 2005.

    Các nhà khoa học cho rằng: Trái đất nóng lên đang xảy ra trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê về trung bình nhiệt độ thế giới cho biết trong 600 năm gần đây nhất thì nhiệt độ chỉ bắt đầu tăng dần lên trong hơn 1 thế kỷ qua, tức là bắt đầu vào những năm 1900, cùng thời điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp. Và càng ngày, càng nhiều nhà khoa học trên thế giới tin chắc rằng trái đất đang nóng lên là do con người gây ra. Con người là sản phẩm cao quý nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ và trở thành một thành viên đặc biệt trong sinh quyển. Khi con người bắt đầu có ý thức và khả năng tìm hiểu về thế giới xung quanh thì đồng thời cũng bắt đầu tạo ra những công cụ, sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Trong quá trình tiến hóa và phát triển, con người luôn phải dựa vào các yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Con người với tư cách là một vật thể sống, một yếu tố của sinh quyển đã tác động trực tiếp vào môi trường. Các hệ sinh thái tự nhiên hoặc dần chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo, hoặc bị tác động của con người đến mức mất cân bằng và suy thoái.

    Cũng theo báo cáo được tổng hợp của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), đề ra lộ trình cho các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu diễn ra tại Bali (Inđônêxia). Theo đó, nếu nhiệt độ trái đất tăng hơn 2°C, mực nước biển dâng 1m thì có thể làm tan biến những núi băng ở Himalaya vốn là nguồn cung cấp nước và lương thực cho hơn hai tỷ người, các rạn san hô ở Inđônêxiasẽ bị tan vỡ, các quốc đảo nhỏ như Phigi, Samoa và Vanuatu sẽ bị thiệt hại hàng năm lên tới 7% GDP, một số quốc gia có thể mất đi hoàn toàn.

    Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân cốt lõi gây ra biến đổi khí hậu là sự nóng lên toàn cầu là do sự tăng lên không ngừng của lượng khí nhà kính nhân tạo, phát thải từ hai nguồn chủ yếu: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khai thác phá rừng, được quyết định cơ bản bởi sự gia tăng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sử dụng nhiên liệu.




    MỤC LỤC

    Phần I: GIỚI THIỆU 6

    Phần II: NỘI DUNG 7

    I. Biến đổi khí hậu: 7

    I.1. Định nghĩa: 7

    I.2. Nguyên nhân 8

    I.3. Một số hiện tượng của sự biến đổi khí hâu: 9

    I.3.1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính: 9

    I.3.1.1 Hiệu ứng nhà kính là gì? 9

    I.3.1.2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính: 9

    I.3.1.3. Những ảnh hưởng có thể xảy ra do hiệu ứng nhà kính: 9

    I.3.2. Mưa acid: 10

    I.3.2.1. Khái niệm: 10

    I.3.2.2. Nguyên nhân: 10

    I.3.2.3. Quá trình tạo nên mưa acid 11

    I.3.2.4. Tác động : 12

    I.3.2.5. Một số biện pháp đề xuất : 15

    I.3.3. Thủng tầng ozon: 16

    I.3.3.1. Khái niệm về tầng ozon: 16

    I.3.3.2. Vai trò của tầng ôzôn: 16

    I.3.3.3. Nguyên nhân thủng tầng ozon: 16

    I.3.3.4. Tác hại của việc thủng tầng ôzôn: 18

    I.3.3.5. Ngăn chặn sự suy thoái tầng ozon: 18

    I.3.3.6. Việt Nam và những nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn: 19

    I.3.4. Cháy rừng: 20

    I.3.5. Lũ lụt – hạn hán: 21

    I.3.5.1. Bão: 21

    A. Khái niệm: 21

    B. Điều kiện hình thành bão: 21

    I.3.5.2. Lũ: 22

    A. Sự hình thành lũ: 22

    B. Ảnh hưởng: 22

    I.3.5.3. Hạn hán: 23

    A. Khái niệm: 23

    B. Nguyên nhân: 23

    II. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 24

    II.1. Tác động lên môi trường: 24

    A. Tài nguyên đất: 24

    B. Tài nguyên nước: 26

    C. Tài nguyên không khí: 27

    D. Sinh quyển: 28

    a. Nguyên nhân biến đổi đa dạng sinh học

    chủ yếu do các hoạt động của con người: 28

    b. Hiện trạng: 28

    II.2. Ảnh hưởng đến con người: 29

    A. Sức khỏe: 29

    B. Kinh tế: 31

    III. Phương hướng giải quyết 36

    II.1. Phương hướng-Chiến lược: 36

    II.2. Biện pháp 36

    Phần III: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 37

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...