Luận Văn Thay đổi chiến lược quản lý: Xây dựng các tổ chức nghiên cứu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP NHÓM
    MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
    Đề tài:
    THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ:
    XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
    Học viên: Dương Tuấn Sơn
    Trần Hoài Nam
    Phạm Hằng Nga
    Vũ Thành Nam
    Lớp : QTKD.TT2
    HÀ NỘI, 12/2010

    Tập đoàn Sony
    Sony là một trong những công ty nghiên cứu phát minh những sản phẩm
    điện tử gia dụng thành công nhất. Năm 1997 doanh thu của công ty đạt hơn
    51.1 tỷ USD và lợi nhuận đạt 1.682 tỷ USD. Trong nhiều năm liên tục Sony
    đã mang đến cho khách hàng rất nhiều sản phẩm công nghệ cao có thiết kế
    đẹp và dễ sử dụng. Hiện nay rất nhiều các sáng chế của Sony như máy
    radio/cassette với kích thước bỏ túi, máy Walkman, máy quay phim (VCR),
    Ti vi màu, sản phẩm ti vi màu Trinitron, máy quay phim cầm tay, đầu đĩa CD
    và bây giờ là máy tính cá nhân, điện thoại di động đã được phổ biến rộng rãi
    trên toàn thế giới. Ngoài ra, các phát minh gần đây nhất của Sony, như
    MinDisc (phiên bản nhỏ hơn của máy nghe nhạc Walkman), Palmtop (một
    dạng nhật ký điện tử nhập dữ liệu trực tiếp lên màn hình qua một cây viết
    thiết kế đặc biệt), hệ thống thiết bị chơi trò chơi điện tử Playstation, máy quay
    phim kỹ thuật số Cybershot (sử dụng thiết bị nạp điện kép và thẻ nhớ) và sách
    điện tử có thể hiển thị hàng nghìn chữ được lưu trong một thiết bị lưu trữ di
    dộng đã thâm nhập thị trường từ Châu Âu đến Mỹ.
    Cũng quan trọng không kém, Sony cũng cung cấp cho thị trường một số
    dòng sản phẩm mới các thiết bị văn phòng, máy tính xách tay, các thiết bị tích
    hợp tiên tiến, các thiết bị hiến thị siêu mỏng, và nhiều công nghệ đa phương
    khác đang được phát triển. Sony đã thu lợi nhuận khi thực hiện các thay đổi
    về công nghệ và thị trường bằng cách nghiên cứu và trở thành người tiên
    phong chứ không làm lại các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Năm 1989,
    Sony đã mua tập đoàn chuyên nghiên cứu thiết bị ứng dụng Material
    Research Corp, một nhà cung cấp hàng đầu của Mỹ về các thiết bị sản xuất và
    vật liệu tiên tiến cho ngành công nghiệp bán dẫn. Trong suốt những năm
    1990, Sony đã đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất
    phim và giải trí trên toàn cầu. Từ năm 1993 đến 1995 Sony mua thành công
    công ty Columbia Picture, một nhà sản xuất phim lâu năm của Mỹ và CBS
    2
    Records đang có những khó khăn trong tài chính. Sau đó công ty này đã
    nhanh chóng phục hồi khi phát hành hàng loạt các phim ăn khách như “Men
    in Black”. Các khoản đầu tư này cả trong lĩnh vực sáng chế và mua tài sản
    của các công ty liên quan đã giúp cho Sony đạt được mục tiêu dài hạn là
    chuyển đổi sang một công ty chuyên về cung cấp nội dung, giải trí và các
    thiết bị điện tử tích hợp.
    Sony đã đạt được những thành công bằng cách nào? Câu trả lời nằm trong
    cách thức Sony sử dụng các phương pháp, cách thức tổ chức để đẩy nhanh
    hoạt động nghiên cứu, học hỏi. Các công ty có hoạt động nghiên cứu tốt hơn
    thì có thể đưa ra các sáng chế tốt hơn và tạo nên lợi thế cạnh tranh của riêng
    mình. Hoạt động nghiên cứu thành công của Sony có các bước như:
    1.Bố trí nguồn lực trong việc đổi mới và thực nghiệm
    2.Phân hóa các hoạt động
    3.Tránh sự chuyên môn hoá quá mức.
    4.Luân chuyển, thay đổi nhân sự thường xuyên.
    5.Khuyến khích các nhóm phát triển đa sản phẩm.
    6.Sử dụng cân bằng các biện pháp khuyến khích.
    1. Bố trí nguồn lực
    Sony chi tiêu hơn 1.8 tỷ USD hàng năm cho việc phát triển các sản phẩm
    mởi (khoảng 4% tổng doanh thu), và thuê hơn 9.000 kỹ sư và các nhà khoa
    học tập trung cho việc phát triển những sản phẩm mới này - chiếm gần 10%
    tổng số nguồn lao động. Các đối thủ cạnh tranh khác như Matsushita, Sanyo,
    Sharp, Motorola, Nokia, and General Electric ngưỡng mộ sự nỗ lực tuyệt vời
    và khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Sony. Sony có thể sử
    dựng các kỹ năng của mình để cắt giảm đáng kể số thời gian các thiết bị cho
    việc phát triển các thế hệ sản phẩm tiếp theo.
    3
    2.Phân hóa hoạt động
    Hoạt động của Sony chia thành 23 nhóm riêng biệt, mỗi nhóm chịu trách
    nhiệm về một dòng sản phẩm cụ thể. Ngoài ra công ty cũng hỗ trợ hàng trăm
    đội ngũ phát triển có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các dự án đổi mới về sáng chế
    mà các nhóm này có thể thành lập từ các nhóm phụ trách sản phẩm khác
    nhau. Các nhóm này chủ yếu được tổ chức theo các nhiệm vụ về phát triển
    sản phẩm và được lấy nhân sự từ các nhóm chức năng, nhằm giúp mang lại
    các cách thức tiếp cận đa dạng trong qua trình suy nghĩ, tiến tới quá trình
    thương mại hoá một sản phẩm mới. Cũng không kém phần quan trọng là các
    nhóm này giúp cho việc thống nhất rất nhiều các hoạt động chuyển từ thị
    trường phi tập trung sang tập trung. Sự kết hợp giữa phân cấp rộng rãi và cả
    các nhóm chuyên trách tạo ra nhiều đơn vị/ cấp ra quyết định tương ứng trong
    toàn công ty.
    3.Tránh sự chuyên môn hoá quá mức
    Giống như các công ty Nhật Bản khác Sony tuyển các kỹ thuật viên tài
    năng tại các trường đại học lớn tại Nhật, Tuy nhiên, không bắt buộc phải là
    các sinh viên có điểm học tập cao. Thay vào đó, Sony tìm kiếm những người
    sẵn sàng tiếp thu cái mới, lạc quan và có nhiều sở thích - bởi vì các lãnh đạo
    của Sony cho rằng những đặc điểm nêu trên có thể đẩy nhanh việc nghiên cứu
    và sáng chế. Ngược lại, họ cho rằng những khuynh hướng của sự chuyên môn
    hoá quá mức sẽ không tốt cho hoạt động sáng chế. Sự kết hợp của việc phân
    hóa rộng sản phẩm và đội ngũ nhân viên chuyên trách đã tạo ra các trung tâm
    tự quyết rải đều khắp công ty.
    4. Luân chuyển, thay đổi nhân sự thường xuyên
    Kỹ sư trong công ty luôn luôn dễ dàng tìm thấy một công việc/ trách
    nhiệm mới thích hợp với mình ở bất kỳ đâu trong tổ chức mà không cần phải
    4
    thông báo với người quản lý của mình. Nếu một cá nhân quan tâm đến một vị
    trí hấp dẫn mới, chủ lao động sẽ hợp tác trong việc chuyển đổi này. Thực tế
    này, Sony gọi là “tự thăng tiến”, cho phép luân chuyển thường xuyên các tài
    năng kỹ thuật trong tổ chức của Sony.
    5. Khuyến khích các nhóm phát triển đa sản phẩm
    Sony thường giao cho một vài nhóm, mỗi nhóm theo một công nghệ khác
    nhau, nhưng cùng làm việc về một vấn đề phát triển sản phẩm. Ví dụ, 5 nhóm
    cùng nghiên cứu để làm ra một sản phẩm là đĩa CD và sau đó là dự án đĩa
    mini nhưng làm vào các thời điểm khác nhau.Việc sử dụng các thử nghiệm đa
    dạng đã mang lại yếu tố cạnh tranh lành mạnh trong quá trình phát triển sản
    phẩm của Sony. Hơn nữa, làm việc với nhiều công nghệ khác nhau giúp cho
    Sony hiểu được sản phẩm nào có thể được sản xuất dễ dàng và được cải tiến.
    Bằng cách làm việc với đa dạng kiểu dáng và qua việc thăm dò nhu cầu khách
    hàng sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào Sony có thể liên tục phát triển các sản
    phẩm của mình bằng cách kết hợp thêm những đặc tính mới và tạo kiểu dáng
    hợp lý hơn. Chính điều này đem lại sự khác biệt giữa Sony và các đối thủ
    cạnh tranh khác.
    7.Cân bằng các biện pháp khuyến khích bằng tiền và bằng tinh thần
    Sony tránh việc chi trả các khoản thưởng bằng tiền theo hình thức thưởng
    hoặc tăng lương cho các thành tích về kỹ thuật. Thay vào đó, Sony dựa chủ
    yếu trên các khuyến khích không bằng tiền theo nhiều hình thực khác nhau.
    Có thế điều quan trọng nhất là Sony mang lại cho các kỹ sư cơ hội được lựa
    chọn vào trong các dự án phát triển mới. Việc đem lại cho họ công việc thích
    hợp chính là liều thuốc tinh thần quý giá nhất. Sony có thể đưa những cá nhân
    nào có ý kiến sáng tạo lên làm trưởng nhóm lãnh đạo hướng dẫn hoàn thành ý
    tưởng hay dự án đó. Thực tế này đôi khi dẫn đến việc một trưởng dự án
    nhưng lại rất trẻ và lương thì thấp hơn so với các thành viên trong nhóm do họ
    5
    quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...