Luận Văn Thất thoát, lãng phí trong đầu tư: thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Một trong những tư tưởng về quản lý kinh tế của Hồ chủ tịch đó là sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp quan trọng để tích luỹ vốn, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là ở một nước nghèo nàn và lạc hậu như nước ta.
    Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, thất thoát lãng phí đang gây nhiều bức xúc và tranh cãi. Nó có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ trung ương xuống cơ sở; các cơ quan hành chính nhà nước; các doanh nghiệp, các cơ quan sự nghiệp; các tổ chức chính trị -xã hội; trong các gia đình và từng người dân, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi đối tượng. Thất thoát lãng phí gây thiệt hại lớn cho Đảng, Nhà nước, tập thể và công dân; ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nó gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới xây dựng đất nước; làm thất thoát khoản tài chính, tài sản lớn, làm biến chất cán bộ, công chức, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước; làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới, trước hết là các nhà đầu tư nước ngoài. Nó là nguy cơ cho tình trạng bất ổn định kinh tế xã hội.
    Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư? Từ vấn đề cấp thiết đó, nhóm em xin đưa ra đề tài “Thất thoát, lãng phí trong đầu tư: thực trạng và giải pháp”. Nhóm em rất mong qua sự nghiên cứu lý thuyết và tra cứu thông tin cho đề tài có thể hiểu thêm về vấn đề này và vận dụng vào thực tế để góp phần đưa nước ta hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như mục tiêu đã đề ra của Đảng và Nhà nước ta.


    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN VỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯI. Khái quát về đầu tư
    1. Khái niệm đầu tư
    Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
    Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...