Tiểu Luận Thất nghiệp và các chính sách tạo việc làm ở việt nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    PHỤ LỤC




    1. Thất nghiệp ở Việt Nam

    1.1. Thất nghiệp và một vài khái niệm có liên quan

    1.2. Xu hướng và tỷ lệ thất nghiệp

    1.3. Nguyên nhân của thất nghiệp

    1.4. Tác động của thất nghiệp

    1.5. Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp

    2. Các chính sách tạo việc làm ở Việt Nam

    2.1. Xu hướng việc làm

    2.2. Những lựa chọn chính sách chính


    LỜI NÓI ĐẦU

    Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
    [/TD]
    [TD]Số người không có việc làm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng số lao động xã hội
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
    Cái giá khác của thất nghiệp còn là khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
    Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.
    Riêng ở Việt nam, thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”, trở thành vấn đề nhức nhối. Và trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta bị suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì thất nghiệp lại càng cần được quan tâm hơn nữa.
    Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó việc nghiên cứu chính sách giải quyết việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, chính sách giải quyết việc làm và chống thất nghiệp là một trong những tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là chính sách xã hội cơ bản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.

    1. Thất nghiệp ở Việt Nam
    1.1. Thất nghiệp và một vài khái niệm có liên quan
    Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại. Khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí và thu nhập của dân cư giảm sút. Trong những thời kỳ như vậy khó khăn kinh tế cũng tràn sang ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống gia đình của nhân dân.
    Để có cơ sở phân tích nguồn gốc và bản chất của thất nghiệp cũng cần bắt đầu từ việc phân biệt một vài khái niệm cơ bản sau:
    + Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong đó một bộ phận dân cư có khả năng là không có việc làm và đang đi tìm việc.
    + Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động được quy định từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam.
    + Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học, người nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
    + Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
    + Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
    + Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức khỏe, hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn có việc làm và đang tìm kiếm việc làm.

    Bảng 1.1.1 sau đây giúp chúng ta hình dung:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Dân số
    [/TD]
    [TD]Trong độ tuổi lao động
    [/TD]
    [TD]Lực lượng lao động
    [/TD]
    [TD]Có việc làm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thất nghiệp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ngoài lực lượng lao động
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ngoài độ tuổi lao động
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1.2. Xu hướng và tỷ lệ thất nghiệp
    Thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp trong suốt giai đoạn từ 2000 tới 2007, đặc biệt là do đa số người lao động sẵn sàng làm các công việc có thu nhập thấp nhưng không chấp nhận bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp dao động giữa 2,1% và 2,8% trong giai đoạn này. Năm 2007, có 1,1 triệu người thất nghiệp đi tìm kiếm việc làm, chiếm 2,4% lực lượng lao động. Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp nam giới là 2,4% sau đó giảm xuống còn 1,9% trong suốt giai đoạn 2000-2004, trước khi quay trở về mức 2,4% vào năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ đang tìm kiếm việc làm thực sự đã tăng nhẹ, từ 2,1% lên 2,5 % trong cùng thời kỳ.


    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...