Chuyên Đề Thảo luận nhóm hành chính so sánh - hành chính các nước phát triển

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THẢO LUẬN NHÓM HÀNH CHÍNH SO SÁNH - HÀNH CHÍNH CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

    NỘI DUNG:
    I. CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
    1 Vương quốc Anh:
    Vương quốc Anh là quốc gia quân chủ lập hiến ở Châu Âu với dân số là 59,6 triệu người và diện tích là 241.752 km2. Nữ hoàng Anh là người đứng đầu nhà nước về mặt danh nghĩa. Nghị viện gồm hai viện là Thượng viện gồm các nghị viên thừa kế theo dòng tộc, Hạ viện gồm 659 nghị viên. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và có quyền bổ nhiệm nội các gồm các thành viên từ Thượng viện hoặc Hạ viện[1]. Hiện tại ở trung ương có 12 bộ chủ yếu chịu trách nhiệm về các vấn đề mang tính chính sách.
    Vương quốc Anh là tập hợp của bốn nước: Anh, Xcốt-len, Bắc Ai-len và xứ Uên. Tại Xcốt-len, Bắc Ai-len và xứ Uên, hệ thống chính quyền địa phương là một cấp, nghĩa là một cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm cung cấp mọi dịch vụ trên địa bàn. Tại Anh, hệ thống chính quyền địa phương có thể một cấp hoặc hai cấp. Ở các thành phố lớn thì chính quyền địa phương theo một cấp, còn tại nông thôn thì chính quyền địa phương theo hai cấp là cấp hạt (county – tương đương tỉnh), và cấp quận. Tuy nhiên, có sự phân công rất rõ ràng về lại hình dịch vụ mỗi cấp cung ứng. Hội đồng hạt thì chịu trách nhiệm về những dịch vụ có phạm vi rộng và có tính chiến lược như giao thông, tài nguyên, đường xá, xử lý rác thải v.v. Hội đồng quận thì chủ yếu chịu trách nhiệm về các dịch vụ trực tiếp trên địa bàn như môi trường, nhà ở, và th gom rác. Riềng một số công trình phúc lợi như viện bảo tàng, phòng trưng bày và công viên thì cả hai cấp hội đồng cùng chia sẻ trách nhiệm. Ngoài ra, dù không thành một cấp, song ở một số địa phận có hội đồng xã (parish).
    Hiện nay công vụ nước Anh bao gồm khoảng 370 nghìn công chức (con số này là kết quả của những nỗ lực cải cách công vụ trong thập kỷ 1980 thời bà Thatcher làm Thủ tướng, đã tinh giản từ hơn 700 nghìn công chức trước đó), làm việc tại các Bộ ở trung ương, những người làm việc tại các cấp chính quyền địa phương không được xem là công chức. Jim Cordell đã khái quát các đặc điểm chính của nền công vụ Vương quốc Anh hiện nay là: (a) Tính thường nhiệm với đại đa số các công chức làm việc theo chế độ chức nghiệp; (b) Tính trung lập và vô nhân xưng1 đối với đảng phái chính trị để có thể phục vụ cho bất kỳ đảng cầm quyền nào; và (c) cơ cấu theo hệ thứ bậc với chức vụ Thư ký thường trực là người đứng đầu công vụ tại mỗi Bộ. Có nhiều cấp và hạng khác nhau trong công vụ, song có thể chia thành ba nhóm chính là: Các nhóm phục vụ làm việc tại các bộ khác nhau, mỗi nhóm có thang bảng lương riêng và yêu cầu riêng về trình độ chuyên môn khi vào làm trong công vụ; Các nhóm chuyên gia, kỹ thuật; và Các ngạch riêng của mỗi Bộ như thanh tra thuế, hải quan, giám ngục và nhân viên xuất nhập cảnh2.
    Từ đó đến nay, hệ thống công vụ và công chức của Vương quốc Anh thường xuyên được cải cách, hoàn thiện làm cơ sở cho sự phát triển quốc gia. Năm 1977, Hạ viện Anh đã yêu cầu phải định nghĩa rõ ràng hơn về công chức, nhấn mạnh tới một đặc điểm thiết yếu của công chức là thay mặt nhà nước giải quyết công việc, như vậy những người không có vị trí công tác nhà nước được pháp luật quy định thì không phải là công chức. Nhân viên chính trị, tư pháp, quân đội, thậm chí cả Vương thất (những người này trước kia cũng được coi là công chức vì họ được hưởng bổng lộc của Nữ hoàng) và những người làm dịch vụ công với những điều kiện làm việc khác với công chức đều không được liệt vào công chức. Như vậy, khái niệm công chức chỉ bao hàm những nhân viên công tác trong ngành hành chính như nội chính và ngoại giao.
    Theo ông Martin Minogue (1996) thuộc Trường Đại học tổng hợp Manchester, Vương quốc Anh, cải cách hành chính nước này tập trung vào hiện đại hoá công vụ, được thúc đẩy rất nhanh kể từ năm 1968, với việc chuyển trọng tâm từ trước đây đơn thuần quản lý chiến lược toàn bộ bộ máy quan chức với một Ban Công vụ để quản lý chung và một Học viện Công vụ (Civil Service College) để đào tạo công chức cấp cao cho toàn bộ hệ thống sang một hệ thống quản lý chính sách chiến lược gắn với việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực, biến “các quan chức” thành “các nhà quản lý”1 . Các bước cơ bản trong cải cách công vụ của nước này là:

    Bảng 1.1:

    Cải cách hành chính

    1968 Báo cáo Fulton
    1970 Xem xét lại chính sách của trung ương và xem xét lại việc phân
    tích chính sách
    1979 Cơ quan thúc đẩy hiệu quả và các báo cáo điều tra Rayner
    1982 Sáng kiến quản lý tài chính
    1986 Sáng kiến các bước tiếp theo
    1991 Điều lệ quyền lợi công dân

    (Nguồn: Pháp luật và sự quản lý của Nhà nước, 1996, tr. 15).
    Cải cách hành chính tại Anh đi đôi với trào lưu tư nhân hoá được khởi xướng và thực hiện mạnh mẽ tại nước này kể từ đầu thập kỷ 1980. Nhiều chức năng trước đây vốn thuộc nhà nước nay đã chuyển sang cho các thành phần kinh tế – xã hội ngoài nhà nước, kể cả tư nhân đảm nhiệm. Với việc Chính phủ Anh dành khoản ngân sách khá lớn để đền bù và đào tạo lại những người đã từng phục vụ trong hệ thống công vụ, quá trình này đã giảm bớt nhiều công chức, nhưng đồng thời cũng kéo theo một số vấn đề, đặc biệt là việc có những công việc nhất định phải do nhà nước nắm, sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ Anh đã nhận thấy cần giữ lại trong công vụ. Ví dụ, từ giữa thập kỷ 1990, Học viện Công vụ (Civil Service College) vốn đã chuyển ra thực hiện theo cơ chế thị trường, thực hiện đào tạo theo hợp đồng và tổ chức cả các khoá đào tạo cho khu vực tư nhân. Đến năm 1999, Chính phủ Anh nhận thấy cần tập trung hoạt động của Học viện vào đào tạo công chức cấp cao, kể cả tập huấn 1-2 ngày cho các vị Bộ trưởng đương nhiệm, nên đã chuyển lại Học viện này vào Văn phòng Nội các Anh. Việc này cho thấy, cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác đang tiến hành cải cách công vụ, Vương quốc Anh cũng đang trải nghiệm các cải cách khác nhau nhằm mang lại một nền công vụ hiệu lực và hiệu quả cao.

    2 Hoa kỳ:
    Là một quốc gia theo thể chế liên bang và là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nước Mỹ đã xây dựng nên một hệ thống chính quyền và bộ máy hành chính phức tạp để điều hành xã hội.
    Nước Mỹ là một trong những nhà nước hiện đại đầu tiên xây dựng hệ thống chính trị trên cơ sở một bản Hiến pháp viết thành văn. Quyền lực nhà nước thiết lập trên cơ sở nguyên tắc tam quyền phân lập[2]. Quốc hội Mỹ gồm hai viện là Thượng viện và Hạ viện. Hạ viện được bầu hai năm một lần theo các đơn vị bầu cử có số dân tương đối đồng dều. Thượng viện đại diện cho các bang ở Mỹ, mỗi bang có hai thượng nghị sĩ, được bầu cho nhiệm kỳ 6 năm, trong đó, cứ 2 năm thì 1/3 số thượng nghị sĩ lại được bầu lại. Các cuộc bầu cử vào Quốc hội và bầu cử tổng thống tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 11. Khác với các nước theo chế độ nghị viện ở Châu Âu, ở Mỹ, không ai, kể cả Tổng thống, có quyền giải tán Quốc hội và tổ chức bầu lại. Quốc hội thực hiện chức năng lập pháp và đồng thời giám sát hoạt động của ngành hành pháp.
    Tổng thống Mỹ được bầu cử gián tiếp theo hình thức đại cử tri cho nhiệm kỳ 4 năm, và không được bầu lại sau hai nhiệm kỳ. Là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống có quyền bố trí chính phủ theo cách thức của mình. Mỗi bộ trưởng là một chính khách chịu trách nhiệm về lĩnh vực của mình (bảng dưới đây là danh sách các bộ chủ chốt và năm thành lập). Thông thường, do các bộ trưởng là những người đã ủng hộ trong quá trình tranh cử Tổng thống nên họ là những người rất gần gũi trong việc điêu hành.

    Bảng 1: Các bộ ở Mỹ

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Bộ
    [/TD]
    [TD]Năm thành lập
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kho bạc
    Ngoại giao
    Nội vụ
    Tư pháp
    Nông nghiệp
    Thương mại
    Lao động
    Quốc phòng
    Y tế và phục vụ con người
    Nhà ở và phát triển đô thị
    Giao thông
    Năng lượng
    Giáo dục
    [/TD]
    [TD]1789
    1789
    1849
    1870
    1889
    1913
    1913
    1947
    1953
    1965
    1966
    1977
    1979
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [HR][/HR][1] Theo www.clgf. org.uk

    1 Impersonality: người công chức làm việc không vụ lợi, nhân danh công quyền chứ không nhân danh mình với tư cách là một con người cụ thể (các TG).

    2 Jim Cordell, Sđd, tr. 192-192.

    1 Hội đồng Anh, Pháp luật và sự quản lý của Nhà nước (bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, 15-16.

    [2] J.A.Chandler (BT) (2000). Hành chính so sánh. Rutledger: Luân Đôn (Bản tiếng Anh). tr: 202.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...