Luận Văn Thảo luận môn Quản trị Thương hiệu:"Các thành tố thương hiệu ,Quy định pháp luật về nhãn hiệu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. THƯƠNG HIỆU :
    I. Khái niệm thương hiệu :
    Thương hiệu cũng giống như một niềm tin hay tôn giáo với các tín đồ sùng đạo, đứng ngang hàng với những hình tượng truyền thống trong xã hội và được xem là một cách định nghĩa cho các cộng đồng trong xã hội. Và theo cách gần nhất thương hiệu là một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm doanh nghiệp là hình tượng về sản phẩm trong tâm trí của người tiêu dùng
    II. Các thành tố thương hiêu :
    Là những yếu tố cấu thành thương hiệu và hiện nay khía cạnh này thường được đề cập tới ở khía cạnh là các dấu hiệu trực giác. Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì làm sao các dấu hiệu dễ dàng nhận biết và để lại ấn tượng tốt nhất cho khách hàng thì đó được coi là thành công trong kinh doanh. Một thương hiệu thông thường có các dấu hiệu cơ bản sau:
    1. Tên nhãn hiệu :
    Tên nhãn hiệu là một từ hay một cụm từ mà qua đó một công ty hay một sản phẩm được biết đến và tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm dịch vụ trong những tình huống mua hàng. Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ.
    [​IMG]
    Các nhà quản lý sáng tạo ra các nhãn hiệu, và những người tiêu dùng mua các sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng mà họ biết, bởi vì tin họ tin tưởng vào chất lượng và tính năng đáng tin cậy của sản phẩm. Một số người rất trung thành với nhãn hiệu và hài lòng trả với giá rất cao để mua được sản phẩm họ yêu thích.
    Có bao nhiêu người muốn sản phẩm iPods của Apple hơn so với những sản phẩm cùng loại của hãng khác? Và bao nhiêu thanh thiếu niên mua áo phông của Hollister chứ không phải là của Land's End.
    Năm tiêu chí thường dùng để lựa chọn tên nhãn hiệu:

    Dễ nhớ: đơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần.
    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng.
    Nếu một tổ chức chọn một cái tên có tính liên tưởng cho sản phẩm của họ như clear, sunsilk , thì việc giới thiệu sản phẩm thường dễ dàng hơn bởi vì nó dễ nhớ hơn đối với người tiêu dùng
    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Dễ chuyển đổi: có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng một chủng loại, chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau.
    Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá.
    Đáp ứng yêu cầu bảo hộ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...