Luận Văn Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công tác cải cách hành chính (CCHC) nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước ta
    chú trọng, quan tâm. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
    đã xác định mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước (HCNN) là:
    . Xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng
    đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc
    của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời
    sống nhân dân, xây dựng nếp sống làm việc theo pháp luật trong xã hội [9].
    Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương tiếp tục xây dựng và
    hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XCH, trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh CCHC, đổi
    mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
    Để cụ thể hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng về cải cách nền HCNN, trong những
    năm qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên đã
    ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác CCHC nhà nước
    ở cấp ngành mình.
    Qua gần 20 năm thực hiện các nghị quyết của Đại hội VIII; Đại hội IX và Đại
    hội X của Đảng, cải cách CCHC của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên đã góp phần
    quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chức
    năng và hoạt động của các phòng ban của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đã có
    nhiều thay đổi, tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào công tác quản lý nhà nước; đã từng
    bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, phù hợp
    với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội (XHCN); tổ chức bộ
    máy của các phòng ban từ thành phố tới các thị xã, phường sắp xếp điều chỉnh tinh giản
    hơn trước, phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn; việc quản lý sử dụng cán bộ công chức
    được đổi mới một bước từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ
    luật đến đào tạo bồi dưỡng.




    Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục HCNN của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thành phố
    Vĩnh Yên nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp và bất cập; hiệu lực, hiệu quả
    quản lý chưa cao, yêu cầu phục vụ nhân dân chưa đáp ứng được trong điều kiện mới;
    sự phân công phân cấp giữa các cấp, giữa cấp với ngành chưa thực sự rành mạch, chưa
    phân cấp mạch trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay; thủ tục hành chính
    nhiều lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phác tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; tổ chức bộ
    máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu
    về tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm
    việc.
    Cải cách hành chính là khâu liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi của
    nhân dân. Hoạt động của bộ máy HCNN tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh, an
    ninh và quốc phòng, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ gìn sự ổn định chính trị, trật tự xã
    hội, bảo vệ quyền con người. Hiện nay nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
    giới (WTO) do đó việc quản lý HCNN cần phải được đẩy mạnh cải cách cho phù hợp
    với tình hình mới.
    Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự lãnh đạo rất chặt chẽ, thường xuyên,
    toàn diện và sáng tạo của Thành tủy Vĩnh Yên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa (CNH, HĐH) tỉnh Vĩnh Phúc cũng như thành phố Vĩnh Yên.
    Xuất phát từ yêu cầu khách quan của công việc đổi mới đất nước và yêu cầu
    nhiệm vụ chính trị của thành phố Vĩnh Yên; với mong muốn góp phần cùng Đảng bộ,
    nhân dân thành phố Vĩnh Yên xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, xứng đáng
    là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh đang thực
    hiện lời dạy của Bác Hồ khi người về thăm ngày 02/3/1963, "phải làm cho Vĩnh Phúc
    thành một trong những tình giảu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta .", tôi chọn đề
    tài "Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước
    trong giai đoạn hiện nay
    " làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, ngành Xây dựng
    Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giải quyết cả
    về lý luận và thực tiễn cho vấn đề đặt ra.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài




    Vấn đề Thành ủy Vĩnh Yên lãnh đạo công tác CCHC nhà nước trong giai đoạn
    hiện nay, có thể nói chưa có một đề tài khoa học nào đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên
    cũng đã có một số đề tài khoa học, một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề:
    Đảng lãnh đạo một số lĩnh vực tọng yếu của đời sống xã hội; vai trò lãnh đạo của Đảng
    trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia; đổi mới phương thức lãnh đạo của
    Đảng .
    2.1. Các đề tài khoa học đã nghiệm thu
    - Đề tài cấp nhà nước KX.05.09: "Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo
    của Đảng đối với một số lĩnh vực trọng yếu". Nhóm tác giả của đề tài này chọn nghiên
    cứu đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên bốn
    lĩnh vực chủ yếu, đó là: lĩnh vực an ninh - quốc phòng; lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực tư
    tưởng - lý luận; lĩnh vực văn hóa - xã hội. Thành tựu nổi bật của đề tài cấp nhà nước
    này là lần đầu tiên có một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đi sâu tìm hiểu, hệ thống
    hóa về mặt lý luận nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực hết
    sức quan trọng của đời sống xã hội. Chỉ rõ mối quan hệ giữa đặc điểm của đối tượng
    lãnh đạo với nội dung và phương thức lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo. Giữa nội dung
    lãnh đạo và phát triển lãnh đạo của Đảng có quan hệ ràng buộc lẫn nhau: Khi xác định
    được nội dung lãnh đạo Đảng phải xác định được hình thức và phương pháp (phương
    thức) lãnh đạo phù hợp với bảo đảm cho nội dung lãnh đạo được thực hiện. Nội dung,
    nhiệm vụ lãnh đạo quy định phương thức lãnh đạo.
    - Đề tài khoa học cấp Bộ "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tri
    thức nước ta giai đoạn hiện nay" của Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí
    Minh, do TS. Ngô Huy Tiếp làm chủ nhiệm, năm 2007, đã nghiên cứu khá kỹ về
    phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với một tầng lớp
    xã hội hết sức đặc thù, đó là tầng lớp trí thức nước ta thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
    Nhóm tác giả của đề tài này đi sâu nghiên cứu những nội dung của phương thức lãnh
    đạo và quá trình đổi mới các nội dung của phương thức lãnh đạo của Đảng. Đề tài này
    cũng tập trung làm rõ những nội dung lãnh đạo của Đảng đối với tri thức nước ta hiện
    nay.




    2.2. Các sách, luận văn, luận án đã công bố
    - PGS. Lê Văn Lý (chủ biên), Sự lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng
    yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách này được biên tập từ tổng quan đề tài khoa học
    cấp Nhà nước KX.05.09 nói trên. Đây là sản phẩm của đề tài đã được xã hội hóa, cuốn
    sách được đánh giá khá cao.
    - TS. Ngô Huy Tiếp (chủ biên), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
    tri thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách là sản phẩm
    xã hội hóa của đề tài khoa học cấp Bộ nói trên, được dư luận đánh giá là nhạn bén, kịp
    thời, có chất lượng.
    PGS. Trần Đình Huỳnh (chủ biên), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công
    cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay, Nxb Lao động, 2008. Cuốn sách đã góp
    phần phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở bậc đại học, sau đại học, nhất
    là ở những cơ sở đào tạo chuyên viên hành chính trình độ cao, đồng thời giúp cho các
    cấp ủy đảng, chính quyền nghiên cứu đề ra các đường lối chính sách về CCHC nhà
    nước hiện nay.
    Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên), Lịch sử
    Đảng bộ Thị xã Vĩnh Yên, xuất bản năm 2005.
    Luật gia Đào Thanh Hải - Minh Tiến (sưu tầm và tuyển chọn), Xây dựng và phát
    triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
    Nxb Lao động - Xã hội, 2005.
    PGS,TS. Nguyễn Văn Vĩnh, Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng
    Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.
    Trần Quang Cảnh, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Huyện ủy huyện Mê Linh -
    tỉnh Vĩnh Phúc đối với chính quyền huyện giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị
    học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Đề tài luận văn đã nghiên cứu
    làm rõ đặc điểm nội dung phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với UBND huyện ở
    một huyện cụ thể: huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc (trước đây). Trên cơ sở đó đặt vấn
    đề phải đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy trên tất cả các mặt như: đổi mới




    quá trình ra nghị quyết, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, đổi mới công tác tư tưởng, đổi
    mới công tác kiểm tra, giám sát qua đó đề xuất một số giải pháp khả thi đảm bảo quá
    trình đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy đúng hướng, có hiệu quả.
    2.3. Các chỉ, thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước liên quan đến đề tài
    - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về
    "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trọng
    tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước".
    - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu
    lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
    - Nghị quyết số 38/CP ngày 05/4/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ
    tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.
    - Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử
    lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
    - Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê
    duyệt chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 (ban hành kèm theo
    Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ).
    - Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
    việc ban hành quy chế thực hiện "Một cửa" tại cơ quan hành chính ở địa phương.
    - Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
    hành thực hiện quy chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa
    phương.
    Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
    hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan HCNN.
    - Chương trình số 21CTr/TU ngày 08/11/2007 của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực
    hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao
    hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước".
    - Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 18/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh
    Phúc về đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2007-2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...