Thạc Sĩ Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay


    Luận văn dài 128 trang
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, nhiệm vụ giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, khó khăn nhất của đảng bộ và chính quyền thành phố hiện nay. Giải quyết thắng lợi nhiệm vụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nhiệm vụ khác được khai thông, phát triển, góp phần to lớn, có ý nghĩa quyết định thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và đô thị hóa của Thủ đô. Thành tựu của nhiệm vụ giải phóng mặt bằng chịu tác động của nhiều yếu tố như: Công tác quy hoạch đô thị, cơ chế chính sách của nhà nước, sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức thực hiện của chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân . Song yếu tố quan trọng và quyết định chính là sự lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ của các cấp ủy đảng và chính quyền, trước hết là của Ban Chấp hành Đảng bộ (BCHĐB) (Thành ủy) thành phố.
    Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy chỉ đạo sâu sát, kịp thời, có nghị quyết chuyên đề, tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai; bản thân đảng viên và gia đình đảng viên gương mẫu, thì nhân dân ủng hộ, thực hiện nghiêm chỉnh công tác giải phóng mặt bằng. Ngược lại, nếu cấp ủy buông lỏng, né tránh, lãnh đạo không kiểm tra, giám sát, đảng viên và gia đình không gương mẫu, thậm chí có nơi cấp ủy, đảng viên vì lợi ích địa phương cục bộ, hoặc lợi ích cá nhân, đứng đằng sau xúi giục quần chúng, khiếu kiện, gây áp lực, cản trở công tác giải phóng mặt bằng, làm cho chủ đầu tư cũng như các dự án giải quyết chậm, không hiệu quả, gây khó khăn, thất thoát nhiều tiền của của nhân dân và nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
    Sau khi thực hiện Nghị quyết 15-NQ/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội được mở rộng, với diện tích trên 3.340 km2, dân số trên 6,5 triệu người. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.216 dự án cần được giải phóng mặt bằng, với diện tích đất phải thu hồi là 13.774,3 ha, liên quan đến 176.343 tổ chức, hộ gia đình, trong đó phải bố trí tái định cư cho 19.000 hộ dân.
    Trong hơn 20 năm đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành CNH, HĐH trên địa bàn thành phố, thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị quyết của Quốc hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, tiến hành giải phóng mặt bằng hàng triệu m2 phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô và của cả nước. Thành phố Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước, vừa có những thuận lợi lớn, nhưng vừa có những khó khăn không nhỏ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) như: Giá đất đền bù trên 1m2 của nội đô lớn gấp nhiều lần các thành phố khác; trong lòng đất của Hà Nội ẩn chứa nhiều các di sản văn hóa cần bảo tồn; dân cư đông đúc, phần lớn còn đang sống dựa vào buôn bán nhỏ, theo các con phố và chợ nhỏ trên khắp địa bàn, vì vậy, giải phóng mặt bằng sẽ luôn tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của hàng vạn người dân. Ở các huyện, thị ngoại thành, nơi đây chẳng những có mật độ dân cư đông đúc vào loại nhất nhì cả nước, mà còn là vùng đất gốc châu thổ sông Hồng, cái nôi của nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã Việt Nam; đất đai mầu mỡ, nghề nông và các nghề truyền thống khác rất phát triển; con người cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động và trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai, bảo vệ quê hương, đất nước. Giải phóng mặt bằng, vì vậy luôn gặp phải những vấn đề lợi ích thiết thân, nóng bỏng, cấp thiết, chính đáng của đa số nhân dân sống trên địa bàn.
    Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị văn minh, hiện đại xứng tầm với thủ đô có ngàn năm lịch sử, giữ vững an ninh - quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, được BCHĐB thành phố coi là một công tác có tầm quan trọng đặc biệt, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, các hội thực hiện theo đúng quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.Tuy nhiên, do những đặc điểm khách quan và chủ quan của thành phố trong quá trình phát triển, nhất là quá trình mở rộng nhanh, đầu tư phát triển nóng của các thành phần kinh tế, khả năng qui hoạch và quản lý đô thị còn yếu đã hạn chế những thành tựu lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác giải phóng mặt bằng những năm vừa qua.
    Xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô, qua kinh nghiệm lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội cho thấy, để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ nhu cầu phát triển của thành phố và của cả nước, trong hiện tại và tương lai, nhất định phải có sự lãnh đạo quyết liệt, chặt chẽ và toàn diện của Thành ủy đối với công tác quan trọng này. Sự lãnh đạo đó cần được tổng kết, nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn, chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1:THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA THÀNH PHỐ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU
    9
    1.1.
    Thành ủy Hà Nội và công tác giải phóng mặt bằng của thành phố hiện nay
    9
    1.2.
    Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác giải phóng mặt bằng - quan niệm, nội dung và phương thức lãnh đạo
    29

    Chương 2: THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG-THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM
    43
    2.1.
    Khái quát thực trạng công tác giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội từ 2001 đến nay
    43
    2.2.
    Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác giải phóng mặt bằng - Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
    60

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    77
    3.1.
    Những nhân tố tác động và phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác giải phóng mặt bằng
    77
    3.2.
    Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác giải phóng mặt bằng
    86

    KẾT LUẬN
    105

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    108

    PHỤ LỤC
    113
     
Đang tải...