Tài liệu Thành tựu và hạn chế của nông nghiệp việt nam trong đổi mới

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Nó cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
    Việt Nam là một nước mà nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng trước đây với những chính sách bất hợp lý đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp vì vậy từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nhà nước ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới kinh tế trong đó nông nghiệp được chú trọng đầu tiên. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Và với điểm xuất phát còn rất thấp như vậy, cơ sở vật chất lại nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn yếu kém, lao động thuần nông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn thấp là điều hết sức khó khăn đối với nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, hiện nay bộ mặt nông nghiệp nước ta đã có sự thay đổi. Để thấy rõ hơn về sự chuyển biến đó chúng tôi quyết đinh nghiên cứu đề tài “những thành tựu và hạn chế của nông nghiệp Việt Nam trong đổi mới” để thấy rõ hơn sự cố gắng nỗ lực của Đảng và nhân ta trong việc khắc phục những khó khăn nhằm phát triển nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...