Tài liệu Thành tựu của văn hóa trung hoa thời kỳ trung đại

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI

    MỞ ĐẦU


    Trong thế giới cổ đại phương Đông xuất hiện bốn nền văn hóa lớn gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Sự xuất hiện của bốn trung tâm văn hóa lớn và những thành tựu văn hóa và các quốc gia cổ đại này đạt được đã đánh dấu một bước tiến dài của xã hội loài người trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.

    Một trong bốn trung tâm văn hóa lớn đó là Trung Hoa. Mặc dù văn minh Trung Hoa được xem là nền văn minh xuất hiện sớm trên thế giới nhưng so với các trung tâm văn minh khác ở phương Đông thì xuất hiện muộn hơn (khoảng cuối thiên niên kỉ thứ III TCN). Tuy vậy, không trầm mặc, cổ kính như Ấn Độ, huyền bí như Ai Cập mà văn hóa của Trung Hoa thời cổ - trung đại này mang những sắc thái riêng và đậm màu sắc Trung Hoa (cổ - trung đại).

    Một nền văn hóa phát triển rực rỡ và những thành tựu văn hóa mà Trung Hoa đem lại không những có giá trị to lớn ở thời kì cổ trung đại mà còn có giá trị ở cả thời kì sau này. Điều này được thể hiện rõ khi nghiên cứu và làm rõ những giá trị của những thành tựu văn hóa cũng như sức ảnh hưởng của nó đến văn hoá của các quốc gia khá


    NỘI DUNG

    Chương 1: Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa và những thành tựu văn hóa Trung Hoa thời cổ - trung đại

    1.1. Khái quát về cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa

    1.1.1 Điều kiện tự nhiên

    Lãnh thổ Trung Hoa thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Hoa đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.Trung Hoa có rất nhiều sông trong đó có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây- đông. Những con sông này chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì nhiêu, tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp sớm phát triển. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.

    Lịch sử cổ đại Trung Hoa kéo dài gần 2000 năm (từ khoảng thế kỉ XXI TCN đến năm 221 TCN). Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Hoa từ lưu vực Hoàng Hà đã dần dần được mở rộng. Tuy vậy, cho đến thế kỉ III TCN, phía bắc cả biên giới Trung Hoa chưa vượt qua dãy Vạn lí Trường Thành ngày nay, phía tây mới đến tỉnh đông nam của tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang.

    1.1.2. Lịch sử

    Con người đã sinh sống ở đất Trung Hoa cách đây hàng triệu năm.

    Dấu tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500.000 năm.

    Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Hoa bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời. Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Hoa chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết.

    Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Hoa là ở thời kì Tam Hoàng ( Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông ) và Ngũ Đế ( Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế ). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ.

    1.1.3. Dân tộc

    Trung Hoa có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ).có 100 dân tộc ở Trung Hoa ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

    Dưới thời quân chủ, ở Trung Hoa tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời người Trung Hoa cổ đại cho rằng nước họ là một quốc gia văn minh ở giữa xung quanh là các tộc người lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy, đất nước của họ còn được gọi là Trung Hoa hoặc Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ tinh thần tự hào dân tộc sớm hình thành từ thời cổ đại.

    1.2. Những thành tựu chủ yếu của Trung Hoa thời cổ trung đại

    Trung Hoa là một trong những nơi xuất hiện nền văn minh sớm thời cổ - trung đại. Văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại có ảnh hưởng rất lớn tới các nước phương đông.

    1.2.1. Về chữ viết:

    Chữ viết ở Trung Hoa cũng phát triển qua các thời kì :

    Theo truyền thuyết, từ thời hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sang tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời Thương, chữ viết của Trung Hoa mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai Rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt.

    Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai Rùa và xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Người Trung Hoa lúc bấy giờ mỗi khi muốn bói việc gì thì khắc nhưng điều muốn bói lên vai giờ hoặc xương thú, đục lỗ lở giữa rồi nung, sau đó theo những đường rạn nứt để đoán ý của trời đất qủy thần.

    Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ:

    Chữ “nhật” (mặt trời) thì vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm.

    Chữ “ sơn” (núi) vẽ ba đỉnh núi.

    Chữ “ thủy” ( nước) thì vẽ ba lần sóng.

    Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng trên cơ sở phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và âm thanh.

    Cho đến nay đã phát hiện được hơn 100.000 mảnh mai Rùa Và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có khoảng 4500 chữ, trong đó đã đọc được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...