Tiểu Luận Thanh tra đầu tư xây dựng: Một số sai phạm thường gặp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thanh tra đầu tư xây dựng: Một số sai phạm thường gặp



    Tiểu luận dài 14 trang:


    20 năm qua thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, đưa nền kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN.

    Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ khuyến khích các cá nhân, tổ chức làm giầu chính đáng, nhằm phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế, nhờ vậy cơ sở hạ tầng đã được chú trọng đầu tư xây dựng ở các cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước rút gắn khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn.

    Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, đã bộc lộ nhiều bất cập sơ hở trong công tác quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các dự án. Qua thực tế công tác thanh tra chúng ta đã phát hiện ra nhiều sai phạm ở hầu hết các cấp, các ngành với mức độ trầm trọng gây thiệt hại không chỉ về vật chất, con người mà còn làm xói mòn niềm tin trong nhân dân đối với đảng và nhà nước ta.

    Vì vậy để góp phần ngăn ngừa, phát hiện và hạn chế một số các sai phạm trên thì công tác thanh, kiểm tra, phải thường xuyên kịp thời để ngăn chăn, xử lí và kiến nghị kịp thời với các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng làm thế nào để có thể ngăn chặn và xử lí, kiến nghị đúng?

    Xuất phát từ những trăn trở này, tôi xin mạnh dạn đề cập Sau đây một số sai phạm thường gặp và giải pháp xử lí trong quá trình thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.


    SAI PHẠM THƯỜNG GẶP KHI THANH TRA XÂY DỰNG CƠ BẢN

    A. NHỮNG SAI PHẠM CHUNG


    Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực phức tạp do vậy các dạng sai phạm cũng muôn hình muôn vẻ với tính chất, mức độ khác nhau, do vậy khi tiến hành thanh tra phải kiểm tra công tác quản lý và việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong thực hiện đầu tư xây dựng. Trong công tác quản lý có nhiều công đoạn, nên phải chú ý những công đoạn trọng tâm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, kết quả của công trình, phân công từng thành viên kiểm tra.


    I. SAI PHẠM VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐẦU TƯ.


    1. Hồ sơ không đầy đủ.

    - Thiếu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được đầu tư hoặc chưa được phê duyệt, hoặc được duyệt nhưng không đúng thẩm quyền.

    2. Sai phạm trong khâu lập và thẩm định thiết kế, dự toán.


    - Thiết kế dự toán sai:

    Dự toán tính vượt khối lượng so với thiết kế, tính trùng, áp dụng sai đơn giá, thẩm định thiết kế dự toán không đúng thẩm quyền.


    3. Sổ sách theo dõi không đầy đủ


    - Không có nhật ký công trình hoặc có nhưng ghi sổ cái chung, không có bản vẽ hoàn công.

    4. Không có giấy chứng nhận kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất khi khảo sát mẫu bê tông, đo điện trở của hệ thống chống sét

    5. Sai phạm trong khâu mời thầu, đấu thầu, trúng thầu

    a. Về mời thầu:

    - Cung cấp thiếu các thông tin về mời thầu đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    - Hồ sơ mời thầu chưa được phê duyệt

    - Thiếu các thông tin về gói thầu như giá mời thầu, các điều kiện tham gia dự thầu, điều kiện chúng thầu để đảm bảo khách quan (xét các điều kiện để đánh giá chính xác).

    b. Chú ý các hiện tượng thông thầu, bán thầu:

    (Chú ý các sai sót về số học ở các hồ sơ dự thầu giống nhau, xác minh tên, giấy giới thiệu của cơ quan đơn vị nào, ai là người nộp tiền, người đó hiện nay đang làm cho đơn vị nào, kiểm tra sổ quỹ xem có thực sự xuất tiền hay không, tiền bảo lãnh dự thầu) để xác minh các hiện tượng thông thầu, bán thầu.

    - Lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế để làm giảm tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước

    - Trong đấu thầu hạn chế chú ý các điều kiện trúng thầu để đánh giá thực chất có phải chỉ định thầu hay không.

    c. Công tác chấm thầu.

    Về xét để loại hồ sơ dự thầu có thực sự khách quan hay không?

    Điều kiện bảo lãnh dự thầu, năng lực các nhà thầu (khả năng tài chính, phương tiện đảm bảo kỹ thuật) phương án thi công, kinh nghiệm và chất lượng một số công trình mà đơn vị đã thi công trong thời gian gần đây.

    d. Phê duyệt kết quả đấu thầu.

    - Phê duyệt kết quả đấu thầu, giá trị chúng thầu so với dự toán được phê duyệt đấu thầu hạn chế nhưng không đủ số lượng nhà thầu tham gia.

    đ. Ký kết hợp đồng giao nhận thầu.

    Chú ý các điều khoản giao kết trong hợp đồng giao nhận thầu, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian thực hiện hợp đồng, trách nhiệm của các bên, quy định nơi giải quyết các tranh chấp nếu xảy ra điều kiện thay đổi giá cả giải quyết những phát sinh nếu có. Ví dụ giá các loại vật tư chủ yếu tăng trên 20% thì phải xem xét để ký lại hợp đồng bổ sung.

    e. Thủ tục các bổ sung, phát sinh nếu có.

    - Biên bản phát sinh, phát giảm;

    - Thủ tục và thẩm quyền phê duyệt các phát sinh, bổ sung thay đổi;

    - Thủ tục xử lý các sự cố kỹ thuật nếu xảy ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...