Tài liệu thanh toan

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE=width: 100%, align: center]
    [TR]
    [TD]Theo Pháp lệnh thương phiếu 1999 của Việt Nam thì Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Định nghĩa hối phiếu của luật các nước không như nhau. Nhìn chung có thể định nghĩa như sau: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người cầm phiếu.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Việc thành lập hối phiếu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hối phiếu phải làm thành văn bản, hối phiếu nói, điện tín, điện thoại đều không có giá trị pháp lý. Theo Pháp Lệnh Thương Phiếu Việt Nam, hình mẫu hối phiếu có thể do Ngân hàng nhà nước ban hành còn theo luật các nước thì do người phát hành tự định đoạt bởi vì hình mẫu hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu. Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng để tạo lập hối phiếu. Hối phiếu có thể lập thành nhiều bản có giá trị như nhau, trong thanh toán bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước. Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền, việc trả tiền là vô điều kiện, không được viện một lý do nào khác. Số tiền được ghi trên hối phiếu có thể vừa bằng số vừa bằng chữ hoặc có thể chỉ bằng số hoặc chỉ bằng chữ. Trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số tiền bằng chữ và số tiền bằng số thì luật của mỗi nước quy định khác nhau. Ví dụ luật Hoa Ký thì dựa vào số tiền bằng chữ, Luật Trung Quốc thì cho rằng hối phiếu đó sẽ vô giá trị, Luật của Việt Nam thì chọn số tiền nhỏ hơn. Địa điểm trả tiền của hối phiếu là địa điểm được ghi rõ trên hối phiếu. Người hưởng lợi quy định ở mặt trước của tờ hối phiếu(có thể là người ký phát hối phiếu hoặc là người khác do người ký phát hối phiếu chỉ định hoặc ghi ở mặt sau nếu hối phiếu có ký hậu chuyển nhượng), người trả tiền được ghi ở mặt trước góc trái cuối cùng của tờ hối phiếu, người ký phát phiếu được ghi ở mặt trước góc phải cuối cùng của tờ hối phiếu.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan đến hối phiếu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Người ký phát: (thường là người xuất khẩu) có trách nhiệm ký phát cho đúng luật, ký tên vào mặt trước góc phải của tờ hối phiếu và phải hoàn trả tiền lại cho những người hưởng lợi của tờ hối phiếu trong trường hợp hối phiếu được chuyển nhượng nhưng bị từ chối trả tiền; đồng thời có quyền được hưỏng lợi số tiền ghi trên hối phiếu và quyển chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho người khác.
    Người trả tiền hối phiếu (là người nhập khẩu hoặc là một người khác do người nhập khẩu chỉ định) có trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nếu là hối phiếu có ký hạn thì phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình. Người hưởng lợi hối phiếu : có quyền được nhận số tiền của hối phiếu Người chuyển nhượng hối phiếu: là người đem quyền hưởng lợi của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chấp nhận hối phiếu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hối phiếu sau khi ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền, đối với những hối phiếu có ký hạn. Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để người này ký chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Trong trường hợp nếu hai bên quy định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn đó.
    Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước của tờ hối phiếu và được thực hiện bằng chữ chấp nhận, xác nhận, đồng ý, đồng ý trả tiền viết kế bên chữ ký của người trả tiền. Ngày tháng ký chấp nhận là một yêu cầu bắt buộc của công thức ký chấp nhận. Đối với hối phiếu có ký hạn kể từ ngày ký phát hối phiếu thì không cần thiết phải ghi chú ngày tháng.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ký hậu hối phiếu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ký hậu là một thủ tục pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó. Người ký hâu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhựợng đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng, nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các loại ký hậu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ký hậu để trắng: là việc ký hậu không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu do thủ tục hối phiếu mang lại . Người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu.
    Ký hậu theo lệnh: là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu đem lại. Người ký hậu chỉ ghi câu : trả theo lệnh ông X và ký tên.
    Ký hậu hạn chế: là việc ký hậu chỉ định rõ rệt người được hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi.
    Ký hậu miễn truy đòi : là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu miễn truy đòi cùng với một trong ba loại ký hậu nêu trên.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảo lãnh hối phiếu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảo lãnh là sự cam kết của người thư ba trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến ký hạn trả tiền. Hình thức văn tự thông thường của sự bảo lãnh được ghi bằng chữ “bảo lãnh‿ và người bảo lãnh ký tên. Ngoài ra, một số nước còn dùng hình thức bảo lãnh bằng một văn thư riêng biệt thường gọi là bảo lãnh mật để đảm bảo uy tín của người trả tiền.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Từ chối trả tiền hối phiếu-kháng nghị
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khi đến hạn trả tiền mà người trả tiền từ chối thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị lập ra trong thời hạn quy định theo luật và phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thể đòi tiền bất cứ người nào trong giây chuyền đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu.
    [​IMG]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...