Luận Văn Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

    LỜI NÓI ĐẦU


    Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển không ngừng, việc mở cửa thị trường đã tạo cơ hội cho hoạt động mua bán hàng hóa được thông thương giữa nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc chuyển giao hàng hóa, đặt biệt là thanh toán tiền hàng diễn ra một cách thuận lợi khi mà các đối tác đang ở cách xa nhau về khoảng cách địa lý. Và đáp ứng nhu càu thiết yếu ấy đã ra đời nhiều phương thức thanh toán phù hợp theo từng điều kiện hoàn cảnh mà các bên tham gia lựa chọn cho phù hợp. Trong nhiều phương thức thanh toán, thì phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng có vị trí vai trò quan trọng nhất, với những ưu điểm nổi bật của mình, thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán được nhiều quốc gia sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế


    Mặc dù đây là phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất, song nó vẫn còn tồn tại nhiều tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng thư do pháp luật quy định chưa rõ ràng, một số quy định còn hạn chế, và do không am hiểu tường tận, áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia. Đe làm sáng tỏ tầm quan trọng của thanh toán bằng thư tín dụng, đưa ra những tranh chấp thường mắc phải và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng. Với suy nghĩ như vậy người viết đã chọn đề tài “Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng”.


    Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp luật điều chỉnh và thực trạng các tranh chấp xảy ra khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ. Đối với phần pháp luật điều chỉnh và thực trạng, người viết sẽ tập trung nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau, để từ đó rút ra cái nhìn so sánh đối với pháp luật và thực trạng ở Việt Nam.


    Sau khi trình bày khái quát phần lý luận chung để có sự nhận biết về tầm quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ, cũng như việc áp dụng pháp luật cho phương thức thanh toán này thì người viết sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng các tranh chấp xảy ra và đồng thời rút ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Từ những bất cập đó người viết sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh. Từ đó rút ra những kinh nghiệm để áp dụng cho pháp luật Việt Nam.


    Khi nghiên cứu một đề tài luận văn, người viết hiểu rõ đề tài phải có điểm mới so với những đề tài nghiên cứu cùng lĩnh vực, chỉ như thế người viết lẫn người đọc mới có được cảm giác hứng thú khi tìm hiểu. Ngoài việc nghiên cứu đề tài bám sát theo UCP 600, phiên bản mới nhất được ban hành vào ngày 01/7/2007, người viết sẽ đưa ra những tình huống điển hình xảy ra vào thời kỳ UCP 500 có hiệu lực, sau đó người viết sẽ phân tích và rút ra so sánh với UCP 600, đồng thời người viết sẽ đi tìm hiểu thêm khía cạnh xác định luật áp dụng và nguyên tắc xác định luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong thanh toán bằng thư tín dụng, đây cũng là vấn đề gần như không được quan tâm khi mà các bên tham gia vào phương thức thanh toán.


    Để có một đề tài thu hút người đọc nhưng thiếu phương pháp nghiên cứu thì bài viết sẽ trở nên nhạt nhẽo, thiếu tính chặt chẽ và thực tế. Do đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu cũng khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Để viết được đề tài này, người viết đã sử dụng ba phương pháp nghiên cứu. Phương pháp đầu tiên là phương pháp tổng hợp tài liệu và chọn lọc tài liệu, với phương pháp này người viết phải tập hợp tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài, sau đó phân loại cho từng chương vì đây là phương pháp áp dụng chung cho cả hai chương. Phương pháp thứ hai là phương pháp phỏng vấn, người viết dùng phương pháp này để tìm hiểu thực tế phương thức thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng như thế nào sau khi người viết đã tham khảo nhiều tài liệu có liên quan. Đối với chương hai, người viết sử dụng phương pháp phân tích thực tiễn nhằm làm rõ các tranh chấp thường gặp phải trong phương thức tín dụng chứng từ, để từ đó rút ra được nguyên nhân cũng như những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng.


    Ngoài lời mở đầu và kết luận thì luận văn được kết cấu thành hai chương.


    Chương 1: Là những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ, bao gồm khái niệm, nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, đồng thời nêu ra vấn đề xác định luật áp dụng và nguyên tắc xác định luật áp dụng.


    Chương 2: Chủ yếu đi sâu tìm hiểu các loại tranh chấp thường xảy ra liên quan đến việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ, từ đó sẽ rút ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng.


    Trong thời gian thực hiện đề tài này, người viết cũng gặp những khó khăn nhất định, nhưng người viết vô cùng cảm ơn giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ cho việc định hướng đề tài và sửa chữa những nội dung còn quá sơ sài để người viết có thể hoàn thành luận văn. Với đề tài nghiên cứu này, người viết hy vọng quý thày cô và các bạn sinh viên có quan tâm sẽ đóng góp ý kiến đối với những phần mà người viết còn thiếu sót trong thời gian nghiên cứu. Chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...