Báo Cáo Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, thực tr

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Với tiến trình phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước không ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ của hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta trong việc làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
    Các Ngân hàng hiện nay với sự xâm nhập mạnh mẽ của công nghệ tin học đã tạo nên những đột biến, thành công tốt đẹp trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Các thể thức thanh toán ngày càng được áp dụng phong phú, đa dạng, an toàn và thuận tiện đảm bảo cho việc thanh toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông làm tăng nhanh vòng quay vốn trong nền kinh tế, góp phần đẩy lùi lạm phát và giữ vững giá trị đồng tiền. Đồng thời lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán càng lớn thì lượng tiền trong lưu thông càng ít điều đó sẽ tác động tích cực đến điều hoà lưu thông tiền tệ, giúp Ngân hàng phải không ngừng đổi mới và nâng cao các mặt nghiệp vụ của mình, đặc biệt là việc thu hút vốn trong nền kinh tế.
    Để mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, các Ngân hàng đã sửa đổi và bổ sung chế độ mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng cho phép các đơn vị được lựa chọn Ngân hàng gần nhất và thuận tiện nhất để mở tài khoản tiền gửi nhằm thực hiện tốt thanh toán qua Ngân hàng và tạo tiền đề mở rộng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
    Vì vậy, tổ chức tốt quá trình thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ là đòi hỏi của nền kinh tế thị trường đối với ngành ngân hàng mà còn là chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng trong việc thực hiện các giải pháp cơ bản, để đạt được các mục tiêu đề ra.
    Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội - em đã được tiếp xúc với một số thể thức thanh toán và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng hiện nay, kết hợp với những thực tế trên em đã chọn đề tài "Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, thực trạng và giải pháp" làm chuyên đề tốt nghiệp.
    Đề tài kết cấu theo 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
    Chương II: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
    Chương III: Một số giải pháp mở rộng trong thanh toán không dùng tiền mựt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.




    Mục lục


    Lời nói đầu 1
    Chương I: Lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 3
    I. Khái quát tình hình phát triển và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 3
    1. Khái quát tình hình phát triển và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 3
    1.1. Khái quát tình hình phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 3
    1.2. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 4
    2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 5
    2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế 5
    2.2. Đối với doanh nghiệp 6
    2.3. Đối với cá nhân 6
    2.4. Đối với ngân hàng 6
    II. Những quy định mang tính nguyên tắc và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 7
    1. Những quy định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 7
    1.1. Quy định chung 8
    1.2. Quy định đối với bên mua (bên trả tiền) 8
    1.3. Quy định đối với bên bán (bên thụ hưởng) 9
    1.4. Quy định đối với ngân hàng 9
    2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 9
    2.1. Hình thức thanh toán bằng séc 11
    2.2. Hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi - chuyển khoản 14
    2.3 Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu (UNT) 17
    2.4. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (TTD) 20
    2.5. Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán (TTT) 22
    Chương II: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội 25
    I. Khái quát chung về NHNN & PTNT Nam Hà Nội 25
    1. Quá trình hình thành phát triển và tổ chức bộ máy của chi nhánh 25
    1.1. Quá trình hình thành phát triển 25
    1.2. Tổ chức bộ máy của chi nhánh 26
    2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 27
    2.1. Tình hình huy động vốn 27
    2.2. Tình hình sử dụng vốn 30
    2.3. Về hoạt động thanh toán quốc tế 31
    2.4. Về các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp 32
    2.5. Về kết quả hoạt động tài chính 32
    II. Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh 34
    1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh 34
    1.1. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán đối với tổ chức kinh tế và cá nhân tại chi nhánh 34
    1.2. Tình hình thanh toán chung ở chi nhánh 35
    2. Tình hình vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 36
    2.1. Hình thức thanh toán bằng séc 37
    2.2. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 38
    2.3. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 38
    2.4. Hình thức thanh toán bằng L/C 38
    3. Đánh giá tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh 39
    3.1. Ưu điểm 39
    3.2. Hạn chế 40
    Chương III: Một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội 42
    I. Một số định hướng hoạt động của NHNN & PTNT Nam Hà Nội 42
    1. Mục tiêu hoạt động năm 2005 42
    2. Định hướng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN & PTNT Nam Hà Nội 43
    II. Giải pháp nhằm mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt 44
    1. Một số giải pháp chung 44
    2. Giải pháp tiếp tục triển khai, mở tài khoản tiền gửi cá nhận và thanh toán chuyển khoản qua tài khoản tiền gửi cá nhân cho những cá nhân có yêu cầu một cách hiệu quả 44
    3. Hoàn thiện hơn nữa việc vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện có 45
    4. Phát triển các dịch vụ ngân hàng và hiện đại hoá công nghệ trong hoạt động kinh doanh 46
    5. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ thanh toán 46
    6. Chi nhánh phải chú trọng hơn nữa cho hoạt động marketing ngân hàng 47
    III. Một số kiến nghị 47
    1. Kiến nghị chung với Ngân hàng Nhà nước và NHNN & PTNT Việt Nam 47
    2. Một số kiến nghị cụ thể với chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội 48
    Kết luận 50
    Tài liệu tham khảo 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...