Luận Văn Thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DEMO CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
    1.1.1- Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt:
    Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ có sự phân hoá xã hội gồm phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất dẫn đến nhiều loại sản phẩm ra đời và từ đó xuất hiện sự trao đổi hàng hoá.
    Quá trình trao sản phẩm hàng hoá đã phát triển từ thấp đến cao ban đầu còn lẻ tẻ hay còn gọi là trao đổi giản đơn -Vật đổi vật. Giai đoạn này chưa xuất hiện tiền tệ trong trao đổi. Khi sản xuất hàng hoá phát triển thì việc trao đổi hàng hoá trở nên thường xuyên và rộng rãi hơn, hình thức trao đổi giản đơn- vật đổi vật không còn phù hợp nữa. Để thuận tiện cho quá trình trao đổi, người ta đã chọn ra một hàng hoá có tính phổ biến nhất làm vật ngang giá chung để có thể trao đổi trực tiếp với một hàng hoá bất kỳ. Lúc đầu vật ngang giá chung được chọn là một loại hàng hoá có giá trị cao được xã hội chấp nhận sau đó được cố định ở một số kim loại quý hiếm đó là bạc và vàng và sau cùng là vàng. Vàng đã trở thành tiền tệ trong trao đổi - tiền thực.
    Tuy nhiên, qua thực tế nhiều năm người ta nhận thấy tiền bằng kim loại có những hạn chế nhất định, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền bằng kim loại càng bộc lộ rõ hơn những hạn chế và khiếm khuyết của nó. Nếu sử dụng tiền vàng thì nhà nước phải có một khối lượng vàng rất lớn dự trữ. Điều này những nước có nền kinh tế kém phát triển không thể thực hiện được. Vì vậy người ta đã tìm đến các vật chất khác để thay thế tiền vàng trong lưu thông đó là Tiền giấy. Tiền giấy ra đời thay cho tiền vàng có ưu điểm là nhẹ nhàng khi vận chuyển vì dễ thay đổi mệnh giá. Tiền giấy xuất hiện thích hợp cho nhu cầu trao đổi, phục vụ thuận tiện có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền.
    Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, lưu thông hàng hoá ngày càng được mở rộng về cả qui mô, phạm vi lẫn tính thường xuyên, liên tục thì thanh toán bằng tiền mặt cũng dần dần không đáp ứng được nhu cầu của thanh toán nữa, vì thanh toán bằng tiền mặt sẽ làm cho khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên rất lớn. Từ đó rất khó khăn cho quá trình điều hoà lưu thông tiền mặt. Khối lượng tiền mặt tăng lên sẽ gây sức ép về mặt giá cả, đó là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát cao. Mặt khác thanh toán bằng tiền mặt phải chi phí rất lớn cho việc in ấn, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, kiểm đếm, cất trữ . Bên cạnh đó chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ lại cho phép tiền tệ vận động tách rời với sự vận động của hàng hoá. Chính do chức năng này, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế một phương thức thanh toán tiến bộ hơn đã ra đời đó là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt với hình thức tiền ghi sổ. Trong đó, Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán giữa các khách hàng.
    Vậy thanh toán không dùng tiền mặt là cách thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả sang tài khoản của người thụ hưởng mở tại Ngân hàng hoặc là bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng.
    Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời làm giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm được chi phí trong khâu in ấn tiền, bảo quản, vận chuyển tiền, giảm được chi phí lao động xã hội. Nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
    Ngày nay, hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh, thanh toán dưới hình thức ghi sổ ngày càng được mở rộng cả về qui mô và phạm vi, tạo khả năng cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển mạnh mẽ.


    1.1.2- Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt:
    a) Thanh toán KDTM phục vụ cho sản xuất lưu thông hàng hoá không ngừng phát triển.
    Mục tiêu của sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán - tiêu thụ. Thông qua khâu tiêu thụ các doanh nghiệp sẽ thu hồi lại vốn để tiếp tục chu kì sản xuất tiếp theo -T-H .SX H- T, quá trình đó được thông qua khâu thanh toán. Như vậy khâu thanh toán có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Như đã đề cập ở phần trên, TTKDTM chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số thanh toán tiền tệ của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Do vậy nếu tổ chức tốt TTKDTM sẽ có tác động to lớn đến việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá không ngừng phát triển.
    b) Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã hội.
    Công tác thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với công tác kế hoạch hoá lưu thông tiền tệ. Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt tức là tăng nhanh tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong chu chuyển tiền tệ, sẽ làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm được các chi phí cần thiết phục vụ cho lưu thông tiền mặt, tác động trực tiếp đến thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát tiến tới ổn định tiền tệ.
    Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí lưu thông tiền mặt, tiết kiệm lao động xã hội: việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm tăng khối lượng tiền ghi sổ và giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó sẽ tiết giảm được chi phí cho toàn xã hội nói chung và cho ngành Ngân hàng nói riêng do tiết giảm được chi phí về in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền.


    c) Góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM
    Công tác thanh toán không dùng tiền mặt càng phát triển, càng mở rộng thì nguồn vốn Ngân hàng huy động được từ số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế sẽ tăng lên, tăng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Đồng thời thông qua thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng nắm được một cách chính xác, hợp lý tình hình thiếu vốn của các bên tham gia thanh toán, để kịp thời cho vay, phát tiền vay đúng mục đích và có vật tư hàng hoá đảm bảo.
    d) Phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN


    Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước: việc mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm được khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông và làm tăng khối lượng tiền ghi sổ, điều đó giúp cho Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng hữu hiệu các công cụ của chính sách tiền tệ.


    Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đứng trên giác độ của ngành Ngân hàng, nó phản ánh khá trung thực trình độ quản lí, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Trong nội bộ một Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ tác động đến nghiệp vụ thanh toán mà còn tác động tới các mặt nghiệp vụ khác của Ngân hàng như nghiệp vụ tín dụng. Nếu làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt thì sẽ thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng phát triển và ngược lại. Đi đôi với sự phát triển kỹ thuật tin học, ngày nay hoạt động Ngân hàng hiện đại cũng chuyển hướng kinh doanh bằng cách mở rộng các dịch vụ thay cho kinh doanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay là chủ yếu như trước đây, trong đó dịch vụ thanh toán đóng vai trò trọng tâm và đặc biệt quan trọng.


    (Please Purchase to Continue) " class="mceSmilieSprite mceSmilie1" alt=":)" title="Smile :)">
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...