Luận Văn Thành phần và sự phân bố của các vi khuẩn lam phù du (bộ oscillatoriales) ở lưu vực sông La Ngà

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Thành phần và sự phân bố theo mùa và theo không gian của vi khuẩn lam
    phù du thuộc bộ Oscillatoriales ở lưu vực sông La Ngà được nghiên cứu từ tháng 6 năm 2004
    đến tháng 5 năm 2005. Đã ghi nhận được 88 taxa vi khuẩn lam phù du thuộc bộ
    Oacillatoriales. Trong đó hai giống Oscillatoria và Phormidium có số taxa cao nhất là 26
    taxa và 24 taxa . Hơn 30 taxa khác thuộc về các giống Planktothrix, Lyngbya, Homoeothrix,
    Geitlerinema, Komvophoron, Pseudanabaena, Planktolyngbya, Spirulina, và Borzia. Các loài
    vi khuẩn lam sợi hiện diện ở sông nhiều hơn ở hồ. 33 loài Oscillatoriales và giống
    Homoeothrix lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam. Tất cả các taxa hiện diện đều được hình chụp
    qua kính hiển vi và mô tả (không đính kèm mô tả ở đây).
    1.MỞ ĐẦU
    Sông La Ngà là phụ lưu cấp một của hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di
    Linh, tỉnh Lâm Đồng, chảy qua các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai trước khi hòa với sông Đồng
    Nai đổ vào hồ Trị An. Hồ được xây dựng để lấy nước cho thủy điện Trị An, ngoài ra hồ còn
    cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Việc nghiên cứu về
    các nhóm tảo và vi khuẩn lam để góp phần vào đánh giá chất lượng nước hồ là rất quan trọng.
    Tuy nhiên, các nghiên cứu về phiêu sinh thực vật và vi khuẩn lam ở khu vực này vẫn còn rất ít.
    Đây là nghiên cứu về vi khuẩn lam đầu tiên ở sông La Ngà. Bài báo trình bày kết quả về thành
    phần và sự phân bố của các vi khuẩn lam thuộc bộ Oscillatoriales trên lưu vực sông La Ngà.
    2.KHU VỰC NGHIÊN CỨU
    Lưu vực sông La Ngà nằm trong vùng khí hậu có hai mùa trong năm, mùa mưa bắt đầu từ
    tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Sông La Ngà mang
    đặc điểm của các sông ở miền núi với đặc điểm là có nhiều ghềnh thác từ đoạn trung lưu trở
    lên. Sông có diện tích lưu vực 4.170 km2, dài 272 km, độ dốc lưu vực 5,6‰. Ngược với hầu
    hết các con sông ở Bình Thuận đều ngắn và dốc do địa hình, sông La Ngà lặng lẽ ngoặt về
    hướng tây, nhập vào sông Đồng Nai để rồi góp sức tạo thành miền đồng bằng phương nam trù
    phú. Sông La Ngà không chịu ảnh hưởng của biển, không bị nhiễm mặn mà chịu ảnh hưởng
    của lũ hàng năm từ trên cao đổ về. Đến mùa mưa sông này nhận nước từ các sông suối nhỏ,
    các hồ và bàu lân cận, làm mực nước có khi lên cao đến vài mét (Lê Bá Thảo, 1977). Sông La
    Ngà đổ vào hồ Trị An là nguồn nước quan trọng và có tính nhạy cảm. Hồ còn nhận nước từ
    sông Đồng Nai. Hồ Trị An nằm ở vị trí 11o18’22’’ vĩ độ bắc, 107o11’08’’ kinh độ đông, cách
    thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60-70km về phía Đông Bắc, thuộc huyện Định Quán, tỉnh
    Đồng Nai. Hồ nằm trong vùng có lượng mưa hàng năm là 2200mm.
    3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Thu mẫu mỗi tháng một lần, bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 và kết thúc vào tháng 5 năm
    2005, tại 7 điểm trên sông La Ngà và một điểm ở hồ Trị An (hình 1). Thu mẫu và xử lý theo
    phương pháp được mô tả bởi Sournia (1978), Cronberg và Annadotter (2006). Mẫu để phân
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 07 - 2008
    Trang 53
    tích vi khuẩn lam được thu bằng lưới vớt phiêu sinh có đường kính mắt lưới là 25àm. Kéo lưới
    nhiều lần ở tầng mặt của thủy vực theo chiều ngang và chiều đứng. Mẫu tươi giữ lạnh và được
    quan sát ngay khi về đến phòng thí nghiệm, mẫu khác cố định bằng formo l 5%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...