Tiến Sĩ Thành phần thiên địch của sâu hại lúa diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis gue

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Thành phần thiên địch của sâu hại lúa; diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis guenee) và biện pháp phòng chống vụ xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường


    mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ tắt vi
    Danh mục bảng vii
    Danh mục ảnh ix
    Danh mục hình xi
    1. Mở đầu i
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
    2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
    2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
    2.2 Nghiên cứu nước ngoài 4
    2.3 Nghiên cứu trong nước 16
    3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
    3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
    3.2 Đối tượng, Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 29
    3.3 Nội dung nghiên cứu 29
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 30
    3.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 35
    3.6 Bảo quản và giám định mẫu 36
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 37
    4.1 Thành phần sâu hại lúa và thiên địch của chúngvụ xuân 2010 tại
    Văn Lâm, Hưng Yên 37
    4.1.1 Thành phần sâu hại lúa vụ xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên 37
    4.1.2 Thành phần thiên địch của sâu hại lúa vụ xuân 2010 tại Văn Lâm,
    Hưng Yên 42
    4.2 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)vụ
    xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên 46
    4.2.1 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
    trên các giống lúa phổ biến ngoài sản xuất vụ xuân 2010 tại Văn
    Lâm, Hưng Yên 46
    4.2.2 Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
    trên các chân đất khác nhau tại Văn Lâm, Hưng Yên 49
    4.3 ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy đến mật độ, tác hại
    của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)vụ xuân 2010 tại Văn Lâm,
    Hưng Yên 51
    4.3.1 ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy (3 dảnh) đếndiễn biến
    mật độ, tác hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vụ xuân 2010
    tại Văn Lâm, Hưng Yên 51
    4.3.2 ảnh hưởng của mật độ cấy và số dảnh cấy (1 dảnh) đếndiễn biến
    mật độ, tỷ lệ hại của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) vụ xuân 2010
    tại Văn Lâm, Hưng Yên 55
    4.4 Diễn biến mật độ thiên địch và tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ (C.
    medinalis)bị kí sinh vụ xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên 59
    4.4.1 Diễn biến mật độ thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis)
    vụ xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên 59
    4.4.2 Tỷ lệ trứng nở và tỷ lệ kí sinh trứng ở các lứa chính của sâu cuốn
    lá nhỏ (C. medinalis) vụ xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên 61
    4.4.3 Tỷ lệ sâu non sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) bị kí sinh vụ xuân
    2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên 62
    4.5 Bước đầu nghiên cứu nguồn sâu cuốn lá nhỏ chuyển từ vụ mùa
    sang vụ xuân năm sau 63
    4.6 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu
    cuốn lá nhỏ 69
    5. Kết luận và đề nghị 73
    5.1 Kết luận 73
    5.2 Đề nghị 74
    Tài liệu tham khảo 75
    Phụ lục 83


    1. Mở đầu
    1.1 Đặt vấn đề
    Lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu ở nước tavà nhiều nước trên
    thế giới, là nguồn thức ăn chủ yếu của trên 3 tỷ dân sống ở châu ávà cung cấp
    1/3 lượng calo cần thiết cho gần 1,5 tỷ dân ở Châu Mỹ la tinh và Châu Phi [64].
    ởnước ta cây lúa chiếm khoảng 80% tổng sản lượng lương thực của cả nước.
    Đối với nước ta, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí vô cùng quan trọng
    trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó lúa là cây lương thực chính và chiếm
    diện tích lớn nhất trong tổng diện tích trồng cây lương thực ở nước ta. Sự thay
    đổi toàn diện hệ thống canh tác lúa với những giốnglúa cải tiến, phân hoá học
    và hơn thế nữa việc lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo
    nguyên tắc “4 đúng” làm phát sinh nhiều loài dịch hại mới, làm thay đổi thành
    phần sinh vật gây hại và thiên địch của chúng, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng
    xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Một số loài trước đây gây hại
    đáng kể, nhiều năm gây hại nghiêm trọng, song thời gian gần đây có thể
    chúng không được coi là dịch hại nghiêm trọng nữa như sâu gai (Dicladispa
    armigera), sâu cắn gié (Mythimna separata). Trong khi đó một số loài thứ yếu
    trong những năm gần đây lại trở thành loài dịch hạichủ yếu như sâu cuốn lá
    nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy nâu nhỏ, nhện gié .
    Sâu cuốn lá nhỏ trong những năm gần đây thường có diện tích bị nhiễm
    nặng cao nhất trong các loài dịch hại lúa với diện tích bị nhiễm nặng hàng
    năm từ hàng chục đến hàng trăm nghìn hécta, mật độ sâu non nhiều nơi lên tới
    hàng trăm con/m
    2
    . Theo báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật của Trung
    tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, chỉ riêng vụ xuân 2010 tổng diện tích lúa bị
    nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là 314.509,7 ha trên các trà lúa, đặc biệt là giai đoạn
    đòng - trỗ, cao gần gấp 2 lần so với vụ xuân 2007 (168.815ha), sâu non gây
    hại nặng ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Hoà Bình, Quảng Ninh,
    Bắc Giang và Hà Nam . Mật độ phổ biến 30-50con/m
    2
    cao 100-200 con/m
    2

    biệt 300-500 con/m
    2
    . Nguyên nhân chính làm cho sâu cuốn lá phát sinh phát
    triển mạnh có thể do chế độ thâm canh chưa hợp lý, bộ giống lúa thuần Trung
    Quốc chiếm ưu thế, sử dụng quá nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đ2 làm
    cho hệ sinh thái ruộng lúa biến đổi có lợi cho sự phát triển của sâu cuốn lá
    nhỏ.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất, được sự phân công của Bộ
    môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng
    tôi thực hiện đề tài: “Thành phần thiên địch của sâu hại lúa; diễn biến mật
    độ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) và biện pháp
    phòng chống vụ xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên”.
    1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
    1.2.1 Mục đích
    Trên cơ sở điều tra nắm được thành phần thiên địch của sâu hại lúa
    đồng thời theo dõi diễn biến mật độ và mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ vụ
    xuân 2010 tại Văn Lâm, Hưng Yên, từ đó đề xuất biệnpháp phòng trừ hợp lý
    đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
    1.2.2 Yêu cầu
    - Điều tra xác định thành phần sâu hại lúa và thiên địch vụ xuân 2010
    tại Văn Lâm, Hưng Yên.
    - Theo dõi diễn biến số lượng của sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch của
    chúng dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống lúa, chân đất, mật độ
    cấy ) tại Văn Lâm, Hưng Yên.
    - Bước đầu tìm hiểu nguồn sâu cuốn lá nhỏ chuyển từ vụ mùa sang vụ
    xuân năm sau.
    - Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ sâu cuốn lá
    nhỏ.


    2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
    2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
    Để nâng cao hiệu quả kinh tế, con người không ngừng hoàn thiện hệ
    thống canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, x2 hội của từng vùng. Điều này
    phần nào đ2 thay đổi các yếu tố sinh thái trong môitrường sống, dẫn đến làm
    thay đổi mật độ của chủng quần dịch hại, một số dịch hại có xu hướng tăng
    lên và một số dịch hại có xu hướng giảm đi. Trong điều kiện môi trường sống
    thuận lợi, dịch hại sẽ bùng phát về số lượng và phát sinh thành dịch. Nghiên
    cứu động thái quần thể giúp cho việc dự tính được số lượng quần thể sâu hại
    và thiên địch quan trọng của chúng trong điều kiện đồng ruộng. Vì vậy hiểu
    biết về hệ sinh thái đồng ruộng sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các
    biện pháp thâm canh, bảo vệ cây lúa tránh tổn thất do dịch hại gây ra, bảo vệ
    môi sinh và góp phần giữ cân bằng hệ sinh thái.
    Vào những năm 60 của thế kỷ, sâu cuốn lá nhỏ là loài gây hại thứ yếu,
    hầu như con người không mấy quan tâm bởi mức độ hạicủa chúng là không
    đáng kể. Tuy nhiên khi cuộc cách mạng xanh nổ ra đ2làm thay đổi bộ mặt
    của ngành sản xuất Nông nghiệp trên thế giới, sản lượng lúa gạo tăng lên
    mạnh mẽ nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ những năm 70 của thế kỷ,
    sâu cuốn lá nhỏ đ2 trở thành mối nguy hại cho các vùng trồng lúa trên thế giới,
    sâu có mặt thường xuyên và gây hại nghiêm trọng ở các nước thuộc châu á, châu
    Phi và quần đảo Thái Bình Dương. ởTrung Quốc sâu cuốn lá nhỏ được coi là
    một trong những loài sâu hại lúa nguy hiểm nhất.
    ởViệt Nam nói chung, ở các tỉnh phía Bắc nói riêng trong những năm
    gần đây sâu cuốn lá nhỏ là đối tượng gây hại chủ yếu trên các vùng trồng lúa.
    Phạm vi phân bố và mức độ gây hại ngày càng lớn.


    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tiếng việt
    1. Đào Trọngánh (1997), "Tình hình lưu thông sử dụng thuốc BVTV hiện
    nay", Tạp chí BVTV, số 2, 02/1997, trang 23 - 27
    2. Đỗ Xuân Bành (1990), "Kết quả khảo sát sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở Tiền
    Giang", Thông tin BVTV, số 3 trang 10 - 12.
    3. Cục Bảo vệ thực vật (2002), Báo cáo tình hình phát sinh gây hại của
    sâu bệnh hại lúa năm 2002.Báo cáo chuyên ngành Bảo vệ thực vật.
    4. Trần Đình Chiến (1993), “Tìm hiểu thành phần côntrùng bắt mồi và ảnh
    hưởng của thuốc trừ sâu đến diễn biến thành phần côn trùng bắt mồi
    trên lúa Gia Lâm, Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học của khoa
    trồng trọt 1991-1992, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    5. Vũ Quang Côn (1987), “Vài dẫn liệu về nhóm các loài sâu cuốn lá lúa”,
    Thông tin bảo vệ thực vật, Số 2, tr. 47-50.
    6. Vũ Quang Côn (1989), “Các loại ký sinh và hiệu quả của chúng trong việc
    hạn chế số lượng sâu cuốn lá nhỏ hại lúa”, Tạp chí BVTV, số 3, tr. 156-161.
    7. Cục BVTV (1984), Báo cáo tổng kết công tác BVTV 1981-1983, Báo cáo
    tổng kết ngành, Cục BVTV.
    8. Cục BVTV (2003), Quyết định số 82/QĐ BNN ngày 04/09/2003, Phương
    pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng, Cục BVTV.
    9. Cục BVTV (2005), Báo cáo tổng kết công tác BVTV năm 2005 toàn quốc,
    Báo cáo chuyên ngành, Cục BVTV.
    10. Đặng Thị Dung (1995), "Thành phần kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ
    hại lúa vụ mùa 1994 vùng Gia Lâm - Hà Nội", Kết quả nghiên cứu
    khoa học 1994 - 1995 khoa trồng trọt - trường ĐHNNI, trang 49 -51.
    11. Nguyễn Văn Hành (1988), Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở một số tỉnh phía Bắc
    và biện pháp phòng trừ chúng, Luận án phó tiến sĩ, Viện KHKT Nông
    nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
    12. Nguyễn Văn Hành, Trần Huy Thọ (1989), "Kết quả nghiên cưú về sâu
    cuốn lá nhỏ hại lúa các tỉnh phía Bắc", Kết quả nghiên cứu khoa học
    Viện BVTV 1979 - 1989, NXB nông nghiệp - Hà Nội.
    13. Đỗ Văn Hòe (1984), “ Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng thuốc hoá học”,
    Tạp chí BVTV, Số 6/1984, tr. 14-19.
    14. Hà Quang Hùng (1986), “ Ong kí sinh trứng sâu hại lúa vùng Hà Nội”.
    Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Số 5/1986, tr. 26-33.
    15. Phạm Văn Lầm (1989), “Một số kết quả điều tra về côn trùng kí sinh và ăn
    thịt trên lúa”, Kết quả nghiên cứu của Viện BVTV 1979-1989, NXB
    Nông nghiệp, Hà Nội.
    16. Phạm Văn Lầm (1992), “Một số dẫn liệu về ong kén trắng ký sinh, sâu
    non bộ cánh vẩy hại lúa”, Tạp chí BVTV, Số 2, tr. 10-13.
    17. Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn, Trần Thị Hường (1993). “Diễn biến số
    lượng nhện lớn bắt mồi trên ruộng lúa vùng Từ Liêm,Hà Nội”, Tạp
    chí Bảo vệ thực vật,Số 5, tr. 6-9.
    18. Phạm Văn Lầm, Bùi Hải Sơn (1994), “ảnh hưởng của một vài loại thuốc
    hoá học trừ sâu phổ tác dụng rộng đến nhóm thiên địch bắt mồi trên
    ruộng lúa”, Tạp chí BVTV, Số 6/1994, tr. 7-12.
    19. Phạm Văn Lầm (2000), Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của
    chúng ở Việt Nam, NXB nông nghiệp - Hà Nội , 190 trang.
    20. Lê Thị Thanh Mỹ (2004), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh
    thái học của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa lai và biện pháp phòng chống,
    Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
    21. Chu Cẩm Phong, Vũ Quang Côn (1985), “Chu trình phát triển của sâu cuốn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...