Thạc Sĩ Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 17/3/14
    Chỉnh sửa cuối: 17/3/14
    LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
    NĂM 2011

    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng v
    Danh mục hình vii
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích của đề tài 4
    1.3. Yêu cầu của đề tài 4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    2.1. Nghiên cứu về côn trùng gây hại nông sản lưu trữ trên thế giới 5
    2.2. Tình hình nghiên cứu về côn trùng trong bảo quản nông sản ở Việt Nam 16
    3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
    4.1. Kết quả điều tra thành phần, diễn biến mật độ sâu mọt trong kho bảo quản sắn lát tại yên bái năm 2009 38
    4.1.1. Tình hình sản xuất, bảo quản sắn tại Yên Bái 38
    4.1.2. Thành phần sâu mọt trên sắn lát tại Yên Bái năm 2009 39
    4.1.3 Diễn biến mật độ một số loài sâu mọt gây hại chủ yếu trong kho bảo quản sắn lát tại Yên Bái năm 2009 43
    4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học mọt đục hạt nhỏ Rhizopetha dominica Fabricius 49
    4.2.1 Đặc điểm hình thái mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 49
    4.2.2 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học mọt đục hạt nhỏ R. dominica 54
    4.3. Nghiên cứu khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopetha dominica Fabricius 59
    4.3.1. Ảnh hưởng của thủy phần sắn lát đến diễn biến số lượng mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 59
    4.3.2. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. trên các loại thức ăn khác nhau 62
    4.3.3. Khả năng gây hại của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.trên các giống sắn khác nhau 64
    4.4. Phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 66
    4.4.1. Thí nghiệm sử dụng lá cây trong phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 66
    4.4.2. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc Gu Chong Jing 0,042% trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. 69
    4.4.3. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc hóa học trừ mọt đục hạt nhỏ R. dominica gây hại sắn lát bảo quản 73
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
    5.1. Kết luận 77
    5.2. Đề nghị 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

    1. MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực ăn củ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh đang được trồng ở trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Sắn tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn lương thực thực phẩm và chế biến thức ăn chăn nuôi (CIAT-Chương trình sắn Châu Á, 1993).
    Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 và được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven biển bắc Trung Bộ. Là cây công nghiệp tiêu thụ trong nước và có giá trị xuất khẩu, sắn dễ tính thích hợp với nhiều chất đất và địa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải đầu tư nhiều nên được nó được xem như cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân.
    Những năm gần đây diện tích trồng sắn ở nước ta ngày càng mở rộng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2006, diện tích trồng sắn cả nước đạt 270.000 ha với sản lượng ước tính lúc đó khoảng 3 triệu tấn củ sắn tươi thì hiện nay diện tích trồng sắn cả nước đã vọt lên hơn 510.000 ha, tăng gần gấp đôi so với 3 năm trước và vượt hơn cả trăm ngàn ha so với quy hoạch phát triển sắn tới năm 2010 của bộ. Bộ Công Thương thống kê trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu hơn 2,4 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, đạt kim ngạch 368 triệu đô la Mỹ, tăng 4,2 lần về sản lượng và 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
    Yên Bái, nơi được coi là “vương quốc sắn của Miền Bắc” với diện tích trồng sắn của toàn tỉnh năm 2008 là hơn 15.790 ha, trong đó chủ yếu là sắn cao sản loại giống KM94, KM60. Sản lượng sắn sản xuất ra là rất lớn kéo theo đó là sự phát triển của sản các ngành nghề chế biến, kinh doanh sắn và các nguyên liệu từ sắn. Sắn được dùng cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, hóa chất, sản xuất bột ngọt ở trong nước, ngoài ra sắn lát và tinh bột sắn còn được xuất khẩu ngày càng nhiều sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu.
    Trong khi chúng ta nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để phấn đấu cho những mùa vụ bội thu ở giai đoạn trước thu hoạch thì đôi khi lại quên đi những mất mát xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch.
    Những con số thống kê cho thấy, thiệt hại do sâu bệnh, cỏ dại và điều kiện bất thuận gây ra cho sản xuất nông nghiệp được đánh giá vào khoảng 30% tổng sản lượng lương thực thu được của ngành trồng trọt. Con số thiệt hại này thay đổi tùy theo điều kiện và trình độ sản xuất ở từng địa phương. Ở các vùng nhiệt đới, tỷ lệ mất mát còn cao hơn con số đã nêu trên đây. Riêng các loại sâu bệnh hại nông sản trong kho hàng năm gây tổn thất vào khoảng 10% khối lượng nông sản cất giữ. Ở nhiều nước nhiệt đới số thiệt hại này lên đến 20%.
    Ở nước ta, côn trùng hại kho đã được quan tâm đến khá sớm. Năm 1936, Nguyễn Công Tiễu có dịch cuốn “Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.Braemer, nêu đặc điểm hình thái và sinh học một số loài gây hại trong kho thường gặp. Năm 1963, Phan Xuân Hương viết cuốn “Côn trùng phá hại trong kho và cách phòng trừ”. Năm 1982, Vũ Quốc Trung là tác giả cuốn “Sâu hại nông sản”. Và cho đến nay, nhiều nghiên cứu về sâu mọt hại kho đã thu được những kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế và phân tán chưa đáp ứng được với tình hình phát triển chung, đặc biệt là mối quan hệ quốc tế về các vấn đề trong công tác Kiểm dịch thực vật khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
    Sâu bệnh trong kho gây tổn thất lớn về nhiều mặt, không những làm tổn thất về số lượng, giảm sút về chất lượng nông sản, làm hàng hóa bị biến chất, gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn có khả năng gây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nông phẩm hoặc trực tiếp truyền bệnh cho người và gia súc.
    Tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh khác, sản xuất nông nghiệp phát triển, đòi hỏi phải có nhiều kho tàng lưu trữ hàng nông sản trong thời gian dài. Từ đó làm xuất hiện tập đoàn sâu mọt gây hại trong kho và diễn biến của chúng khá phức tạp, sức phá hại rất lớn. Vì vậy, rất cần có những nghiên cứu nghiêm túc về sâu mọt hại hại kho giúp cho quá trình bảo quản đạt hiệu quả cao, bảo vệ được thành quả trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng cũng như của cả nước nói chung.
    Tiến hành phòng trừ sâu mọt gây hại nông sản lưu trữ trong kho là một nhiệm vụ quan trọng của công tác sản xuất nông nghiệp và lương thực thực thực phẩm. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện tốt, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao khi có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về thành phần các loài dịch hại trong kho; đời sống, quy luật phát sinh gây hại của chúng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chúng một cách hợp lý.
    Trong các loài dịch hại kho, mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius được đánh giá là một trong các loài côn trùng kho nguy hiểm và gây hại nghiêm trọng nhất [25]. Với khả năng ăn tạp, thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, sinh trưởng và phát triển nhanh, phân bố rộng, đặc biệt là việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn do chúng có khả năng kháng thuốc.
    Để tìm hiểu kỹ hơn về sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius và biện pháp phòng trừ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý chúng có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu mọt hại sắn bảo quản, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabricius) tại tỉnh Yên Bái năm 2009”.

    1.2. Mục đích của đề tài
    Trên cơ sở nghiên cứu thành phần sâu mọt hại trên sắn lát bảo quản, nghiên cứu về mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius từ đó đề ra biện pháp phòng trừ bảo vệ sắn lát khô bảo quản làm dẫn liệu khoa học cho những nghiên cứu về sau.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Xác định thành phần, diễn biến mật độ sâu sâu mọt gây hại trên sắn bảo quản và thiên địch của chúng trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2009.
    - Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius.
    - Khảo sát đánh giá hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabricius.
     
Đang tải...