Thạc Sĩ Thành phần ruồi đục lá họ Agromyzidae, đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn Chr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
    NĂM, 2012
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các kỹ hiệu và chữ viết tắt vi
    Danh mục bảng vii
    Danh mục hình x
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    5 Những đóng góp mới của đề tài 4

    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
    1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
    1.2.1 Kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau 6
    1.2.2 Kết quả nghiên cứu về ong ký sinh ruồi đục lá 25

    CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33
    2.1.1 Thời gian nghiên cứu 33
    2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 33
    2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 33
    2.3 Nội dung nghiên cứu 34
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
    2.4.1 Điều tra thành phần, diễn biến số lượng của loài ruồi đục lá và thiên địch của chúng trong phổ thức ăn và trên cây dưa chuột 34
    2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài ruồi đục lá 37
    2.4.3 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài ong Phaedrotoma phaseoli Fischer ký sinh ruồi đục lá 44
    2.4.4 Nghiên cứu các biện pháp phòng chống ruồi đục lá hại dưa chuột tại vùng nghiên cứu 46

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
    3.1 Thành phần, sự chu chuyển và phân bố của ruồi đục lá họ Agromyzidae tại Hà Nội và phụ cận 52
    3.1.1 Thành phần ruồi đục lá tại Hà Nội và phụ cận 52
    3.1.2 Sự chu chuyển trong phổ ký chủ của 2 loài ruồi đục lá chủ yếu tại vùng Hà Nội và phụ cận 56
    3.1.3 Sự phân bố của giòi loài ruồi đục lá lớn C. horticola và loài ruồi đục lá phổ biến L. sativae ở các tầng lá khác nhau trên cây dưa chuột
    3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của hai loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola và Liriomyza sativae trên cây dưa chuột 63
    3.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola 63
    3.2.2 Đặc điểm sinh học của loài ruồi đục lá phổ biến Liriomyza sativae trên cây dưa chuột 84
    3.3 Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá rau và một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của ong Phaedrotoma phaseoli
    (Fischer) ký sinh ruồi đục lá họ Agromyzidae 91
    3.3.1 Thành phần ong ký sinh ruồi đục lá họ Agromyzidae vùng Hà Nội và phụ cận 92
    3.3.2 Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của loài ong
    Phaedrotoma phaseoli Fischer (Hymenoptera: Braconidae) 95
    3.3.3 Đặc điểm sinh học của loài ong Phaedrotoma phaseoli Fischer 100
    3.3.4 Đặc điểm sinh thái học của loài ong Phaedrotoma phaseoli 105
    3.4 Biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola trên cây dưa chuột 110
    3.4.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác 110
    3.4.2 Biện pháp cơ giới vật lý 114
    3.4.3 Biện pháp hoá học 116
    3.4.4 Bước đầu xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) ruồi đục lá lớn C. horticola trên dưa chuột ở vùng Hà Nội và phụ cận 128

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 131
    1 Kết luận 131
    2 Đề nghị 132
    Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 133
    Tài liệu tham khảo 134
    Phụ lục 150
    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Diện tích trồng rau của Việt Nam tăng lên hàng năm, theo số liệu thống kê của cục Trồng trọt bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007 [8] cho biết năm 1995 diện tích rau cả nước là 328,2 nghìn ha, năm 2000 tăng lên 340 nghìn ha, sản lượng đạt 3,84 triệu tấn và đến năm 2007 diện tích rau đạt 910 nghìn ha, sản lượng đạt 10,969 tấn (đứng thứ 5 châu Á). Tuy nhiên, cũng giống như các loại cây trồng khác việc sản xuất rau cũng gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của ngành trồng rau, đặc biệt việc chuyên canh rau là sự phá hại của các loài sâu bệnh hại rau. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại rau luôn là mối quan tâm hàng đầu của nghề trồng rau (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 2000) [29].
    Việc phòng trừ sâu hại rau bằng thuốc hoá học một cách thiếu thận trọng đã làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, làm tăng tính chống thuốc của nhiều loài dịch hại như sâu tơ, ruồi đục lá, bọ nhảy .; Một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ yếu khó phòng trừ như ruồi đục lá thuộc họ ruồi Agromizydae, bộ 2 cánh Diptera (Hà Quang Hùng, 2002) [17]. Ba đại diện trong tổng số 300 loài của giống Liriomyza họ Agromyzidae (Liriomyza sativae, Liriomyza huidobrensis, Liriomyza trifolii) là những loài dịch hại nguy hiểm đối với sản xuất rau trên thế giới với đặc tính dễ thích nghi với môi trường sống mới, tốc độ phát triển nhanh và chóng quen với các loại thuốc hoá học (Nguyễn Văn Đĩnh,
    Lương Thị Kiểm, 2001) [11].
    Nước ta nằm trong vùng phân bố của các loài ruồi đục lá này, chúng là nhóm dịch hại rất phổ biến ở Việt Nam, hầu như trên các loại rau màu trồng quanh năm ở các địa phương đều bắt gặp triệu chứng gây hại của nhóm ruồi đục lá (Trần Thị Thiên An, 2000) [1]. Song, đây là nhóm dịch hại còn khá mới mẻ ở nước ta nên việc xác định thành phần cũng như sự phân bố, gây hại trong phổ ký chủ của chúng để từ đó nắm vững đối tượng gây hại cho mùa màng là một yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa, ruồi đục lá là những loài đa thực nên các loài ruồi đục lá dễ có chung ổ sinh thái khiến chúng có thể cùng có mặt trên một loại cây trồng. Điều này gây không ít trở ngại trong việc nhận diện đúng đối tượng gây hại. Tuy nhiên, giữa chúng sẽ nảy sinh mối quan hệ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. Vì thế loài có ưu thế hơn sẽ trở thành loài gây hại chính (Phạm Bình Quyền, 1994) [28]. Xuất phát từ đặc điểm này, việc nghiên cứu hiện tượng tập trung loài và độ ưu thế của từng loài ruồi đục lá là rất cần thiết để đánh giá đúng đối tượng gây hại chính trên đồng ruộng.
    Mặt khác, cũng do phần lớn nhóm ruồi đục lá có tính đa thực nên chúng có khả năng phân bố rộng rãi trong tự nhiên và chu chuyển dễ dàng trong phổ thức ăn của chúng qua các mùa trong năm. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm phân bố và chu chuyển của chúng là cơ sở quan trọng để xác định nguồn ruồi cũng như quy luật phát sinh phát triển của nhóm côn trùng này trên một số cây trồng trên đồng ruộng.
    Đặc biệt, ruồi đục lá lại là nhóm côn trùng phân bố rộng, có khả năng xuất hiện quanh năm nên tập đoàn thiên địch của chúng sẽ rất đa dạng và phong phú. Việc tìm hiểu thành phần, mức độ chuyên tính và diễn biến số lượng của các sinh vật có ích này sẽ rất có ý nghĩa trong việc đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp đối với các loài ruồi đục lá, góp phần làm giảm việc lạm dụng thuốc hóa học trong công tác phòng trừ ruồi đục lá, từ đó làm giảm tác động xấu của thuốc hóa học đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
    Để góp phần nghiên cứu một cách hệ thống về nhóm ruồi đục lá, trọng tâm là loài gây hại chính trên cây dưa chuột, đặt cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp đối với đối tượng dịch hại này chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Thành phần ruồi đục lá họ Agromyzidae, đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola (Goureau) trên cây dưa chuột ở Hà Nội và biện pháp phòng chống”.

    2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
    2.1 Mục đích của đề tài
    Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của nhóm ruồi đục lá họ Agromyzidae trên đồng ruộng, thấy được quy luật phát sinh gây hại của nhómcôn trùng này trên một số ký chủ chính. Cùng với việc đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài ruồi và ong ký sinh chính làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng chống có hiệu quả loài gây hại chính trên cây dưa chuột ở vùng nghiên cứu.
    2.2 Yêu cầu của đề tài
    - Điều tra thành phần, sự phân bố và chu chuyển của nhóm ruồi đục lá nghiên cứu trong phổ thức ăn của chúng qua các mùa trong năm.
    - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola.
    - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài ong ký sinh có triển vọng Phaedrotoma phaseoli.
    - Đề xuất biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá gây hại chính trên cây dưa chuột một cách hợp lý.

    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên chuyên sâu về loài ruồi đục lá lớn Chromatomyia horticola hại trên cây dưa chuột và loài ong ký sinh chính Phaedrotoma phaseoli trên ruồi đục lá rau. Cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của loài ruồi đục lá lớn C. horticola và ong ký sinh chúng Phaedrotoma phaseoli trên dưa chuột tại Hà Nội và phụ cận.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Dựa trên các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn C. horticola gây hại cây dưa chuột, đã đề xuất các biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá này trên cây dưa chuột vừa đạt hiệu quả kinh tế và môi trường, vừa phù hợp với trình độ canh tác của nông dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...