Thạc Sĩ Thành phần loài bọ rùa bắt mồi (coleoptera Coccinellidae) một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: THÀNH PHẦN LOÀI BỌ RÙA BẮT MỒI (COLEOPTERA: COCCINELLIDAE); MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI BỌ RÙA TRÊN RAU Ở VÙNG ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
    Định dạng file word dài 31 trang

    Phần 1: MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Trong đời sống hằng ngày của con người, rau xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của con người. Rau cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho quá trình sống của con người như: protein, chất xơ, axit a min, vitamin và các khoáng chất cho cơ thể. Một số loài rau được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của con người như rau muống, rau đay, mùng tơi, đậu đỗ và đặc biệt là các loại rau như là bắp cải, súp lơ, cải xanh, cải ngọt, xu hào,
    Theo dự báo của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thì nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới tăng bình quân 3,6%/ năm trong khi sản lượng rau quả chỉ tăng 2,6%/ năm. Ở Việt Nam, cùng với các chính sách của nhà nước về việc dồn điền đổi thửa thì diện tích tròng rau tăng lên nhanh chóng cùng với nó là sản lượng rau cũng tăng lên từ 3,2 triệu tấn ( năm 1991) lên xấp xỉ 8.9 triệu tấn (năm 2004) nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu của người tiêu dùng.
    Với diện tích ngày càng tăng thì việc phòng trừ các loài sâu bệnh có hại nói chung đặc biệt là các loài rệp nói riêng trên các loại rau là một việc rất cần thiết, người nông dân thường sử dụng các biện pháp hóa học là chủ yếu mà ở đây là các loại thuốc bảo vệ thực vật. Thực tế cho thấy biện pháp này đem lại hiệu quả rất cao, giải quyết một cách nhanh chóng, sử dụng đơn giản, thuận tiện, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu đã làm cho lượng rau tiêu thị trên thị trường không an toàn do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và điều đó cũng làm suy giảm tính đa dạng của hệ sinh thái, gây tổn hại đến quần thể thiên địch mà còn làm phát sinh đến tính kháng thuốc của dịch hại, tăng chi phí phòng ngừa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
    Vì vậy rau sạch đang là mối quan tâm hằng đầu hiện nay của các người nội trợ. Một trong những biện pháp ưu việt để sản xuất rau an toàn là sử dụng các loại thiên địch. Nhiều loại thiên địch như ong mắt đỏ, ruồi ăn rệp bụng nâu vàng, ruồi ăn rệp vân bụng đen, bọ cánh cộc đen, đặc biệt là Bọ rùa bắt mồi (Coleoptera: Coccinellidae) có vai trò rất lớn trong việc tiêu diệt sâu hại và các loại rệp gây hại. Hiện nay các công trình nghiên cứu về Bọ rùa bắt mồi cũng chỉ dừng lại ở mức định loại, phân bố của các loài thiên địch còn vấn đề nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học và nhân nuôi chúng còn ít. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn và nghiên cứu đề tài:
    “ Thành phần loài bọ rùa bắt mồi (Coleoptera: Coccinellidae); một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài bọ rùa trên rau ở vùng Đông Anh, Hà Nội”
    2. Mục đích yêu cầu của đề tài
    2.1. Mục đích của đề tài
    Xác định thành phần loài bọ rùa bắt mồi, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài bọ rùa.
    2.2. Yêu cầu của đề tài
    + Thu thập và xác định thành phần loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae bộ Coleoptera trên rau vùng Đông Anh, Hà Nội.
    + Một số đặc điểm hình thái của các pha của một số loài bọ rùa
    + Xác định thời gian phát dục các pha và vòng đời của một số loài bọ rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera.
    + Xác định khả năng ăn các loài rệp muội khác nhau của sâu non và trưởng thành của một số loài bọ rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera.
    + Sức đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở và nhịp điệu đẻ trứng của một số loài bọ rùa họ Coccinellidae bộ Coleoptera
    + Bước đầu đề xuất quá trình nhân nuôi một số loài bọ rùa
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Các loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae bộ Coleoptera. Tập trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ rùa 6 vằn, 8 chấm, bọ rùa đỏ.
    - Các loài rệp muội Aphididae.
    - Các loại rau tiến hành quan sát như rau cải xanh, cải ngọt, su hào, cải bắp .
    - Các loại cây trồng như: cao lương, ngô, lạc,
    3.2.Phạm vi nghiên cứu
    - Đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của một số loài bọ rùa và bước đầu đề xuất quy trình nhân nuôi.
    Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU VỀ BỌ RÙA VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN ĐÔNG ANH
    1.1. Vị trí trong hệ thống phân loại và phân bố của Bọ rùa
    Ngành: Chân khớp (Arthropoda)
    Lớp: Sâu bọ (Insecta)
    Bộ: Cánh cứng ( Coleoptera)
    Họ: Bọ rùa (Coccinellidae)
    Phân bố: Bọ rùa xuất hiện ở các vùng trồng rau họ Hoa thập: cải xanh, súp lơ, bắp cải, cải xanh, từ miền Bắc tới miền Nam, các vùng đồng bằng tới miền núi. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện trên bãi cỏ, các rừng tự nhiên và rừng trồng ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Malaixia, Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia, Srilanca, Philipin, Lào.
    1.2. Tình hình nghiên cứu bọ rùa Coccinellidae trên thế giới
    1.2.1. Nghiên cứu khu hệ Bọ rùa
    Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại bọ rùa Coccinellidae ở các vùng địa lý động vật khác nhau. Nhiều loài mới, giống mới và ngay cả tộc mới đã được phát hiện và mô tả. Nhiều chuyên khảo về thành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...