Tài liệu Thành phần khoáng sét ảnh hưởng đến một số tính chất của đất

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khoáng sét liên quan mật thiết đến dung tích hấp thu đất
    Hiện nay nhiều nhà thổ nhưỡng và nông hoá học trên thế giới cũng như của nước ta khi xét đến các yếu tố độ phì nhiêu thực tế của đất đều công nhận rằng dung tích hấp thu đất (DTHT = T ldl/100g đất) tức khả năng hấp thu cation của keo đất là một trong các yếu tố độ phì quan trọng nhất. Đất có DTHT cao, đặc biệt là tổng cation kiềm và kiềm thổ cao (S) sẽ làm tăng khả năng hấp phụ trao đổi. Các cation dinh dưỡng cho cây K+, Ca++, NH4+. Mg++ sẽ cung cấp dễ dàng dinh dưỡng cho cây khi trong dung dịch đất thiếu thức ăn hoặc sẽ giữ lại thức ăn thừa cây không dùng hết (do mới bón phân hoặc khi trong đất có quá trình khoáng hoá chất hữu cơ mạnh) (Rusler 1967; Mehlich 1960; Pagel 1967). Do đó thông qua DTHT đất, người ta đánh giá được khả năng cung cấp dinh dưỡng của các loại đất cho cây trồng cũng như nhu cầu và hiệu lực của phân bón cho cây đối với từng loại đất (Pagel 1981). Trong chuyên đề dinh dưỡng giống lúa, Nguyễn Vy (1986) cũng nhận định rằng đối với một giống lúa cụ thể thì việc xác định một yếu tố độ phì chủ đạo của đất có tính chất quyết định và theo tác giả thì yếu tố chủ đạo đó là DTHT. Đã từ lâu các nhà hoá học và thổ nhưỡng khám phá ra khả năng hấp phụ và trao đổi cation của đất là do các keo đất (keo vô cơ hoặc hữu cơ) cũng như phức hệ keo quyết định (Matson 1938; Merozob 1939; Gedreiz 1955; Tidin 1958; Goocbunop 1959), trong đó keo âm, phần lớn là keo sét và keo mùn hấp phụ chủ yếu là các cation. Gedreiz gọi sự hấp phụ ion của đất là sự hấp phụ lý hoá học và tổng các cation hấp phụ trao đổi trong đất gọi là dung tích hấp thu của đất, phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng và thành phần khoáng sét, hàm lượng và chất lượng chất hữu cơ. Các keo hữu cơ của đất có DTHT lớn hơn là các keo vô cơ, ví dụ như T của axit humic là 350 ldl/100g keo còn T của Montmorillonit chỉ 80-12- ldl/100g (Goocbunop 1974), song trong thực tế cho thấy rằng keo hữu cơ thường không bền, chúng bị phá huỷ (khoáng hoá) nhanh trong quá trình khai phá, trồng trọt; theo thời gian và hàm lượng mùn trong đất so với hàm lượng keo vô cơ cũng thấp hơn rất nhiều (Tất nhiên chúng ta phải công nhận rằng ở các đất tự nhiên còn giàu mùn, thảm thực vật phát triển mạnh cũng như ở các đất trồng trọt có trình độ thâm canh phân hữu cơ cao thì mung đóng một vai trò tích cực đáng kể đối với DTHT đất; do keo mùn dễ được hình thành tổng hợp hơn nên tăng DTHT đất bằng biện pháp tăng mùn cho đất cũng dễ dàng hơn, xong chắc chắn rằng nếu không có biện pháp bổ sung duy trì liên tục lượng chất hữu cơ đó thì TDHT đất cũng sẽ lại giảm nhanh chóng). Các nhà thổ nhưỡng với những kết quả thí nghiệm trên các loại đất khác nhau đều cho thấy rằng phần lớn các đất có DTHT do khoáng sét tác động nhiều hơn. Tính chất đặc thù của khoáng sét là mang điện và khả năng giãn co hoặc liên kết của các phiến tinh thể làm cho chúng có DTHT khác nhau, đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên DTHT cho đất (Mehlcih 1960; Goobunop 1974; Elsayed 1975; Pagel 1981). Để chứng minh cho nhận định đó Pagel đã tổng hợp kết quả phân tích của mình ở các loại đất nhiệt đới và á nhiệt đới về thành phần khoáng sét và keo sét, keo hữu cơ (mùn) và % DTHT của keo sét hoặc keo mùn (bảng 16).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...