Thạc Sĩ Thành phần hóa học lá cây dó bầu aquilaria crassna pierre

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 22/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Cây dó bầu hay còn gọi là cây trầm hương là loại cây có khả năng hình thành ở phần lõi của thân một sản phẩm quí là trầm hương và kỳ nam có giá trị kinh tế rất cao, nhất là trên thị trường quốc tế. Là loại cây đặc trưng phân bố ở vùng Đông Nam Á, có khả năng tạo được sản phẩm có giá trị, lại thích nghi được với địa hình đồi núi nên cây dó bầu được khuyến khích nhân giống và phát triển rộng rãi khắp các tỉnh trong cả nước. Theo thống kê của Hội Trầm hương đến nay đã có trên 23 tỉnh thành trồng cây dó bầu với tổng diện tích hơn 8000 ha. Ước tính diện tích trồng dó bầu mỗi năm tăng từ 2400 - 4000 ha và đến năm 2010 diện tích trồng cây dó bầu trên cả nước có thể lên đến 30.000 ha.
    Việc phát triển loài cây quý này ngoài việc thu được nguồn lợi lớn về kinh tế còn rất phù hợp để cải thiện tình hình môi trường ngày càng xuống cấp do nạn chặt phá rừng bừa bãi như hiện nay. Tuy nhiên do thời gian thu hoạch khá lâu và chưa có phương pháp cụ thể để tạo trầm, người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên gặp phải rất nhiều rủi ro. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trồng dó bầu nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế việc nghiên cứu một nguồn thu khác nhanh hơn, ổn định hơn cho người dân trồng dó bầu là vô cùng cần thiết.
    Đã có nhiều nghiên cứu về trầm hương (agarwood) và tinh dầu trầm được công bố trong và ngoài nước, tuy nhiên cho đến nay có rất ít nghiên cứu về lá cây dó bầu Aquilaria crassna. Để góp phần giải quyết vấn đề về nguồn thu cho người dân cũng như mở rộng thêm những hiểu biết về cây dó bầu Việt Nam , trong đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học trong lá của cây dó bầu A. crassna, thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa các cao chiết và hợp chất tinh khiết cô lập được từ đó đánh giá khả năng sử dụng lá dó bầu như nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm thứ cấp tạo nguồn thu mới cho người dân trồng dó bầu trong khoảng thời gian chờ cây cho trầm.

    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    Danh mục các chữ viết tắt
    Lời mở đầu .1
    1. TỔNG QUAN .2
    1.1. Giới thiệu về cây dó bầu .2
    1.1.1. Đặc điểm thực vật 2
    1.1.2. Phân bố 3
    1.1.3. Phân loại 3
    1.1.4. Đặc tính sinh học .4
    1.1.5. Công dụng của trầm hương và kỳ nam .5
    1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 6
    1.2.1. Thành phần hóa học của trầm hương 6
    1.2.2. Thành phần hóa học thân cây dó bầu 12
    1.2.3. Thành phần hóa học trong lá cây dó bầu .14
    1.3. PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ GỐC TỰ DO DPPHã 15
    1.3.1 Khái niệm về gốc tự do 15
    1.3.2. Lợi ích của gốc tự do .16
    1.3.3. Tác hại của gốc tự do .16
    1.3.4. Gốc tự do DPPHã 16
    1.3.5. Phương pháp xác định khả năng chống oxy hóa .17
    2. NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết từ lá cây dó bầu 19
    2.2. Thành phần hóa học lá cây dó bầu A. crassna 21
    2.2.1. Hợp chất DB1 21
    2.2.2. Hợp chất DB2 22
    2.2.3. Hợp chất DB3 23
    2.2.4. Hợp chất DB4 25
    2.2.5. Hợp chất DB5 28
    2.2.6. Hợp chất DB6 29
    2.2.7. Hợp chất DB7 32
    2.3. Hoạt tính chống oxy hóa của các chất cô lập .35
    2.4. Hàm lượng các chất trong lá dó bầu .36
    3. THỰC NGHIỆM 37
    3.1. Điều kiện thực nghiệm 37
    3.2. Thu hái – xử lý mẫu 39
    3.3. Thử nghiệm hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH .39
    3.3.1. Quy trình thử hoạt tính 39
    3.4. Quy trình cô lập 41
    3.4.1. Khảo sát cao ethyl acetate .41
    3.4.2. Khảo sát cao butanol .41
    3.5. Định lượng các chất trong lá cây dó bầu 43
    3.5.1. Xử lý mẫu 43
    3.5.2. Điều kiện phân tích 43
    3.5.3. Xử lý số liệu phân tích 45
    4. KẾT LUẬN .46
    5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...