Luận Văn Thành lập tòa án hiến pháp giám sát và bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đại hội lần thứ X - Đại hội gần đây nhất đã xác định nghĩa vụ “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền; “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Từ khi đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới thì nền kinh tế, chính trị đã có nhiều bước tiến khả quan. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng xuất hiện những hạn chế:
    ã Các hình thức giám sát quyền lực còn tỏ ra thiếu đồng bộ, thiếu thường xuyên và do đó tính hiệu quả giám sát vẫn còn thấp. Số lượng vi phạm Hiến pháp không ít nhưng đã không được xử lý triệt để. Do đó, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kiểm tra tính hợp hiến là điều có ý nghĩa cốt lõi để tiến tới nhà nước pháp quyền với sự đề cao vị trí tối thượng của Hiến pháp. VD: “Ngành giáo dục từng cấm sinh viên ta tại Liên Xô (cũ) lấy vợ, lấy chồng. Đây là một quy định trái Hiến pháp, nếu có tài phán hiến pháp thì chắc chắn nó đã bị coi là vi hiến và phải bãi bỏ” - PGS-TS Đinh Văn Mậu
    ã Cơ chế giám sát Hiến pháp tuy có nhiều nhưng thiếu nhất quán và nhất là thiếu một cơ chế trách nhiệm rõ ràng. Hiến pháp giao cho Quốc hội quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp, các đạo luật, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên,cả Hiến pháp và pháp luật đều không quy định trách nhiệm phát sinh từ các văn bản pháp luật vi hiến mà Quốc hội ban hành hay có sai sót trong quá trình biểu quyết thông qua. Vị trí quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội là không thể thay đổi. Vị trí đó bắt nguồn từ việc Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan lập pháp cao nhất, cơ quan giám sát cao nhất. Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là sự chưa rõ ràng giữa quyền lực của Quốc hội với quyền lực của Hiến pháp.
    ã Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất nhưng trong thực tế sự nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về hiệu lực áp dụng trực tiếp của Hiến pháp thì chưa phải đã có trong tư duy và trong hành động của công dân, của cán bộ nhà nước. Khi quyền hiến định của mình bị vi phạm thì công dân chưa có tư duy kiện ra trước Tòa án hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với lý lẽ là quyền đó đã được quy định trong Hiến pháp. Khi giải quyết các khiếu kiện của dân kể cả khi xét xử hay trả lời khiếu nại, Tòa án và cơ quan nhà nước không lấy quy định của Hiến pháp làm căn cứ mà chỉ xem các vấn đề này có được quy định trong văn bản nào không và được quy định như thế nào?
    ã Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phải xây dựng trên nền tảng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, nhà nước quản lý bằng pháp luật.
    ã Nói đến luật pháp là nói đến chế tài bởi quyền lực công, vì vậy nội hàm khái niệm luật pháp luôn chứa đựng toà án trong đó, được toà án bảo vệ, thiếu nó khái niệm pháp luật không còn đúng nghĩa, trên thực tế sẽ vô giá trị. Vì vậy, sự hiện hữu và tính độc lập của toà án là cốt tử bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp và pháp luật. Trên nghĩa đó, thành lập toà án hiến pháp độc lập ở ta là một đòi hỏi bức bách, và cũng chỉ khi đó, mọi tranh cãi và sửa đổi hiến pháp mới thực sự có ý nghĩa
    Nhà nước ta ngay từ khi ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, xét về bản chất, là nhà nước dân chủ: “tất cả quyền bính thuộc về toàn thể nhân dân”, các quyền cơ bản của con người, các quyền và tự do cơ bản của công dân đã được các bản Hiến pháp ghi nhận. Vì vậy, cần có giải pháp hữu hiệu cho cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Việc thành lập tòa án hiến pháp là đáp ứng yêu cầu ấy
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài: đề tài được nghiên cứu và đưa ra thảo luận đã từ lâu. Các cuộc thảo luân, bài báo đã được đang tải nhiều trên internet cũng như các tờ báo hàng ngày. Sáng 19/10, phát biểu tại phiên thảo luận thứ 9 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp về đề án Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn 2006-2020, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp đã đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề nghiên cứu thành lập Tòa án Hiến pháp; điều chỉnh chức năng của Viện Kiểm sát; tổ chức cơ quan điều tra. Điểm đáng chú ý của dự thảo đề án là nghiên cứu thành lập Tòa án Hiến pháp, điều chỉnh chức năng của Viện Kiểm sát, chế định thừa phát lại.
    Thêm vào đó là một số nhà khoa học đã có ý kiến và bài viết như : PGS TS Nguyễn Đăng Dung, ông Vũ Mão - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
    3. Mục đích của nghiên cứu đề tài
    từ những hiện tượng thực tiễn, đề tài làm sáng tỏ sự cần thiết thành lập tòa án hiến pháp là một yêu cầu bức thiết
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích và tổng hợp tài liệu về các định hướng trong quá trình thiết lập tòa án hiến pháp
    5. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài
    Tính mới mẻ của đề tài
    ã Đề tài là một mô hình mới chưa được ứng dụng tại Việt Nam.
    ã Đề tài là bước phát triển mới cho một nhà nước pháp quyền
    Giá trị thực tiễn của đề tài
    ã Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền do dân và vì dân
    ã Sử dụng quyền lực nhà nước hợp lý
    ã hướng phát triển của đề tài
    đề tài là một mô hình mới hiệu quả cần được nghiên cứu và ứng dụng vào tình hình thực tế Việt Nam. Tuy nhiên đất nước ta có nhiều điểm khác biệt với những nước đã được nghiên cứu tài liệu nên cần phải áp dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam

    6. kết cấu của luận văn

    Luận văn gồm 4 chương
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài .
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    4. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài .
    5. Thiếu sót của khóa luận
    6. Kết cấu của khóa luận .
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÒA ÁN HIẾN PHÁP

    1. Khái niệm về tòa án hiến pháp .
    2. Lịch sử hình thành và phát triển mô hình tòa án hiến pháp
    3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tòa án hiến pháp
    4. Mô hình tòa án hiến pháp trong một số nước trên thế giới
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG BẢO VỆ HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM

    1. Cơ sở pháp lý bảo vệ hiến pháp Việt Nam
    2. Cơ quan lập hiến và bảo vệ hiến pháp Việt Nam
    3. Thực trạng bảo hiến tại Việt Nam
    4. ý nghĩa
    CHƯƠNG 3
    ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM
    HƯỚNG TỚI NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
    1. Một số kiến nghị xây dựng tòa án hiến pháp tại Việt Nam
    2. Nhà nước pháp quyền?
    3. Tòa án hiến pháp bước đột phá tới hệ thống tư pháp độc lập
    4. Tòa án hiến pháp là hướng tới nhà nước pháp quyền
    5. Yêu cầu của việc xây dựng hoàn thiện bộ máy tòa án hiến pháp
    6. Thiếu sót của khóa luận
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...