Luận Văn Thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, thực trạng và hướng hoàn thiện

    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 5


    1.1. Khái niệm 5


    1.1.1. Doanh nghiệp 5


    1.1.2. Thảnh lập doanh nghiệp 6


    1.2. Quá trình hình thành và phát triển những quy định của pháp luật về


    vấn đề thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam .6


    1.2.1. Trước năm 1987 6


    1.2.2. Sau năm 1987 đến nay .10


    1.3. Vai trò của việc thành lập doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới 15


    CHƯƠNG 2. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 18


    2.1. Đăng ký doanh nghiệp .18


    2.1.1. Các điều kiện khi đăng ký doanh nghiệp .18


    2.1.1.1. Điều kiện về chủ thể 18


    2.1.1.2. Điều kiện về ngành, nghề 22


    2.1.1.2.1. Ngành, nghề cấm kinh doanh .23


    2.1.1.2.2. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện 23


    2.1.1.3. Tên doanh nghiệp 34


    2.1.2. Đăng ký doanh nghiệp 39


    2.1.2.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 40


    2.1.2.2. Qui trình đăng ký doanh nghiệp 41


    2.1.2.2.1. Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh (Đăng ký truyền thống) .41

    2.1,2.2.2.Đăng ký thông qua mạng điện tử .43


    2.2. Thủ tục góp vốn 46


    2.3. Những hoạt động khác 51


    2.3.1. Mở tài khoản ngân hàng .51


    2.3.2. Kí hợp đồng lao động .51


    2.3.3. Công bố thành lập doanh nghiệp 52


    CHƯƠNG 3. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ 31


    PHẦN KẾT LUẬN .60


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61


    PHẦN PHỤ LỤC 66

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.


    Đối với tình hình chung của thế giới, ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển mạnh, điều này đã góp phần làm gia tăng sự liên kết trực tiếp về kinh tế giữa các quốc gia nói chung và giữa các doanh nghiệp của các nước nói riêng, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Nó như một dòng chảy mạnh mẽ . Đe thích ứng, ta chỉ có thể chọn một trong hai cách, hoặc đế nó cuốn đi, nhấn chìm hoặc chủ động bơi theo dòng chảy , tìm cách nối trên mặt nước và khi có cơ hội thì tác động đến dòng chảy sao cho có lợi nhất. Đã đến lúc chúng ta cần phải có những thay đổi cho phù hợp với tình hình chung của thế giới.


    Ở Việt Nam, hai mốc sự kiện lịch sử quan trọng đã đánh dấu bước ngoặc to lớn cho nền kinh tế Việt Nam : Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 “ nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa “ thừa nhận sự ra đời của thành phần kinh tế tư nhân, tiếp theo đó tháng 11 năm 2006 “Việt Nam chính thức trở thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO”, nước ta chính thức là một thành viên trong sân chơi thương mại thế giới. Sau hai sự kiện lớn nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1996-2000 là 7%, từ 2001-2007 là 8,2%, từ năm 2007-2008 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang biến động mạnh, lạm phát trong nước tăng nhanh nhưng Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng là 6,5 %1. Đây là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu to lớn của toàn xã hội, trong đó, có phàn đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước xuất hiện ngày càng nhiều, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ hơn, vì thế khung pháp lý về thành lập doanh nghiệp là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.


    Cho đến thời điểm hiện nay đã có khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề thành lập doanh nghiệp: Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 20-8-2006 của “Thủ tướng chính phủ về dăng ký kinh doanh”, Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12-06-2006 “Quy định chi tiết Luật Thương mại hàng hóa, dịch vụ, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có diều kiện” Qua mỗi thời kì, quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp cũng có sự thay đổi. Nhận thấy sự đóng góp quan trọng của các loại hình doanh nghiệp đối với sự hưng thịnh của nền kinh tế đất nước, nhà nước luôn cải cách, xây dựng hành lang pháp lí phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để các chủ thể kinh doanh mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế bên cạnh những quy định được xem là tiến bộ vẫn tồn tại không ít những vướng mắc gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã gặp lúng túng trong việc đăng ký doanh nghiệp, việc áp dụng những quy định mới của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh nhọc nhằn trong việc hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp và áp dụng những văn bản pháp luật mới có liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp .Chính vì những lí do trên nên người viết đã chọn “VẤN ĐỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN” làm đề tài luận văn cho mình.


    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


    Mục tiêu nghiên cứu của người viết là xem xét, phân tích những quy định của pháp luật về vấn đề thành lập doanh nghiệp hiện nay đồng thời xem xét thực tiễn áp dụng những quy định đó. Từ đó nhìn nhận những khó khăn, bất cập và đưa ra những hướng đề xuất hoàn thiện hom nhằm tạo điều kiện thuận lợi hom cho các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập doanh nghiệp.


    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


    Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về những Doanh nghiệp được thành lập thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh, cụ thể là các loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2005. vấn đề thành lập doanh nghiệp có rất nhiều nội dung, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên người viết chỉ đi sâu phân tích 4 vấn đề chính theo Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 đó là: điều kiện về chủ thể khi đăng ký doanh nghiệp, vấn đề về đặt tên doanh nghiệp, tìm hiểu qui trình đăng ký doanh nghiệp mà chủ yếu là quy trình đăng ký thông qua mạng điện tử và quy định pháp luật về thủ tục góp vốn của các thành viên trong doanh nghiệp. Đối với vấn đề ngành nghề kinh doanh thì người viết chỉ trình bày một số điều kiện kinh doanh tiêu biểu, và các bước còn lại trong quá trình thành lâp doanh nghiệp người viết chỉ trình bày khái quát.


    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    Phương pháp phân tích luật viết, phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở, phương pháp so sánh và nghiên cứu thực tế là những phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng để thực hiện luận văn này.


    BỐ CỤC CỦA ĐÈ TÀI


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương, mỗi chương sẽ tập trung giải quyết một vấn đề liên quan đến đề tài như sau:


    - Chương 1: Trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và trình bày sơ lược về lịch sử về vấn đề thảnh lập doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó đánh giá vai trò của pháp luật thành lập doanh nghiệp đối với nền kinh tế- xã hội Việt Nam.


    - Chương 2: Dựa trên quy định pháp luật thành lập doanh nghiệp hiện hành đồng thời so sánh, đối chiếu với các quy định trước đây để thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế của quy định pháp luật thành lập doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thành lập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.


    - Chương 3: Thấy được tầm quan trọng của vấn đề thành lập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Từ những phân tích, đánh giá ở chương 2, ở chương 3 người viết đánh giá tổng hợp lại các vấn đề đã trình bày và đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho những nội dung bất cập còn tồn tại mà mình đã phân tích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...