Luận Văn Thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nhân lực chất lượng cao Viettronics

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word dài 34 trang


    Mục lục: Trang
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 3
    1.1. Lý luận chung về nguồn nhân lực 3
    1.2. Thực tế đòi hỏi của xã hội (DN) và Bối cảnh Môi trường
    của Đào tạo nguồn nhân lực hiện nay 4
    1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 4
    1.2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam 6
    Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIETTRONICS 7
    2.1. Thực trạng của VTC 7
    2.1.1. Thuận lợi: 7
    2.1.2. Khó khăn: 10
    Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỂ VIETTRONICS THÍCH ỨNG VỚI ĐÒI HỎI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI 11
    3.1. Định hướng đầu tư kinh doanh 12
    3.2. Địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án 12
    3.2.1. Địa điểm đầu tư: 12
    3.2.2. Vốn đầu tư: 13
    3.2.2.1. Tổng vốn đầu tư 13
    3.2.2.2. Danh mục chi phí: 13
    3.2.3. Thời gian thực hiện dự án: 14
    3.2.4. Tiến độ thực hiện dự án: 15
    3.2.5. Nguồn doanh thu dự kiến 15
    3.3. Các giải pháp về thị trường: 16
    3.3.1. Nhu cầu của thị trường: 16
    3.3.2. Các giải pháp về thị trường: 16
    3.3.2.1. Chiến lược Marketing: 16
    3.3.2.2: Chiến lược cạnh tranh: 20
    3.4. Quy trình đào tạo và một số chương trình đào tạo 23
    3.4.1. Quy trình đào tạo 23
    3.4.2. Một số chương trình đào tạo 27
    3.5. Cơ cấu tổ chức 31
    3.5.1 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 31 3.5.1.1: Ban dự án 31 3.5.1.2 : Các bộ phận chức năng 32Chương 4: Kết Luận 33
    4.1 Hiệu quả kinh tế 33
    4.2 Hiệu quả xã hội 33


    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, THỰC TẾ ĐÒI HỎI CỦA XÃ HỘI, DOANH NGHIỆP VÀ BỐI CẢNH MÔI TRƯỜNG CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY

    1.1. Lý luận chung về nguồn nhân lực:
    Con người, vốn và công nghệ là ba yếu tố sản xuất để con người tạo ra của cải vật chất, thiếu một trong ba yếu tố này hay có sự tăng không đều giữa 3 yếu tố này đều tạo nên sự phát triển không cân đối cho nền kinh tế. Nếu chúng ta chỉ chú trọng thu hút càng nhiều vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh mà quên mất đầu tư cho nâng cấp nguồn nhân lực thì quá trình đầu tư đó không thể phát huy được hết lợi ích của nguồn vốn, dẫn tới một khoản đầu tư không hiệu quả. Từ đó ta có thể nhận thấy tầm quan trọng rất lớn của nguồn lực con người.

    1.2. Thực tế đòi hỏi của xã hội (DN) và Bối cảnh Môi trường của Đào tạo nguồn nhân lực hiện nay
    Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng sang dạng kinh tế tri thức cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Cơ cấu kinh tế của nước ta cũng đang chuyển mạnh theo hướng dịch vụ, công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ cao cấp. Điều này đòi hỏi khách quan của thị trường cầu về số lượng, cơ cấu chất lượng, cơ cấu ngành nghề đối với nguồn nhân lực. Từ đó cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của nền kinh tế.
    Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, nguồn nhân
    lực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Những bài học về phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ điều này. Sự phát triển thần kỳ của các quốc gia trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhiều nước công nghiệp mới, các nước ASEAN, Trung Quốc đề nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng cao. Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập kinh tế thế giới, từng bước tiến tới chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao nên cũng đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có kha năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, là yếu tố then chốt nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững.
    1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam:
    Tính đến ngày 1/4/2009, tổng số dân Việt Nam là 85.789.573 người, dân số trong đọ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khoảng 67%. Trong đó nông dân chiếm gần 73%, công nhân chiếm 6%. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy lượng công nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong độ tuổi lao động, không những vậy công nhân có tay nghề cao , có trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Theo thống kê số công nhân có trình độ ĐH, CĐ ở nước ta chiếm khoảng 3.3% đội nũ công nhân nói chung.
    Đội ngũ trí thức Việt Nam những năm gần đây tăng vượt bậc. Năm 2009 cả nước đã tuyển sinh hơn nửa triệu sinh viên, tổng số sinh viên cả nước năm 2009 là 1,7 triệu sinh viên. Số nhân lực có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh. Theo thống kê cả nước có hơn 14.000 thạc sĩ, tiến sĩ khoa học dến năm 2008. Năm 2009 trên cả nước có 376 trườn ĐH, CĐ. Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng tri thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Nhưng thực tế lại không được như chúng ta mong đợi, hàng năm lượng sinh viên ra
    Download
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...