Tiểu Luận Thành lập cơ sở kinh doanh hành nghề luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 17
    THÀNH LẬP CƠ SỞ KINH DOANH HÀNH NGHỀ LUẬT
    1. Những quy định liên quan đến luật sư
    1.1. Tiêu chuẩn , điều kiện hành nghề luật sư
    Người có đủ tiêu chuẩn luật sư muốn được hành nghề luật sư phải đáp ứng đủ hai điều kiện hành nghề luật sư, cụ thể là: phải được Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn.

    Điều kiện thành lập công ty luật theo quy định tại Luật luật sư số 65/2006 quy định về điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động công ty luật bao gồm:

    1. Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
    2. Đăng ký hoạt động công ty luật cần ít nhất có 1 thành viên có thẻ luật sư đối với thành lập công ty Luật TNHH 1 thành viên hoặc 2 thẻ luật sư đối với thành lập công ty Luật TNHH 2 thành viên trở lên.
    3. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
    a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
    b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
    c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
    d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
    1.2. Chức năng xã hội của luật sư
    Hoạt động luật sư không những phục vụ đắc lực yêu cầu của hoạt động tư pháp nói chung, của hoạt động xét xử nói riêng, mà còn là nhân tố quan trọng hỗ trợ các quan hệ kinh tế thị trường phát triển.
    Theo quy định của Luật Luật sư, chức năng xã hội của luật sư được mở rộng hơn so với Pháp lệnh luật sư năm 2001. Nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư hành nghề độc lập trên cơ sở pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của nghề luật sư, nên hoạt động hành nghề của luật sư luôn được coi là một bộ phận quan trọng của cơ chế thực thi pháp luật. Thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư thực sự là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần tích cực trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    Chức năng xã hội của luật sư không chỉ thể hiện đậm nét trong lĩnh vực truyền thống và phổ biến của nghề luật sư là tham gia tố tụng mà còn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật. Trong lĩnh vực này, luật sư còn tham gia hoạch định chính sách kinh doanh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là giúp doanh nghiệp phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh và đại diện cho doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp phát sinh. Với chức năng như thế, luật sư đóng vai trò là “cố vấn pháp luật” cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
    Quy định về chức năng xã hội của luật sư theo hướng đầy đủ, toàn diện như Điều 2 của Luật Luật sư là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cả chính bản thân luật sư về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội.
    1.3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư
    Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư được quy định tại Điều 9, Chương “Những quy định chung” của Luật Luật sư. Luật sư thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật còn tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự. Trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư quy định tại Điều 9 của Luật Luật sư có thể phân thành ba nhóm sau đây:
    - Nhóm thứ nhất liên quan đến những nghĩa vụ cơ bản của luật sư trong hành nghề. Những nghĩa vụ cơ bản này không những được pháp luật quy định mà còn là một nội dung quan trọng của quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, cụ thể là mâu thuẫn quyền lợi (điểm a khoản 1), bí mật thông tin (điểm c khoản 1), trung thực, bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng (điểm d và đ khoản 1).
    - Nhóm thứ hai liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định cấm này nhằm bảo đảm hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện theo đúng pháp luật, góp phần phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực trong thi hành công vụ (điểm b và điểm c khoản 1).
    - Nhóm thứ ba liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (điểm g khoản 1).
    Cùng với việc quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư, khoản 2 Điều 9 cũng nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư. Quy định này nhằm tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để luật sư thực hiện được đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hành nghề. Đây cũng là một trong những điểm tiến bộ của Luật Luật sư.
    1.4. Quy trình trở thành luật sư
    1.4.1 Đào tạo nghề luật sư (Điều 12 của Luật Luật sư)
    Thời gian của khoá đào tạo nghề luật sư là 6 tháng. Sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư, học viên được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư.
    Vấn đề miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Điều 13 của Luật Luật sư. Luật Luật sư quy định đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư rộng hơn so với Pháp lệnh luật sư năm 2001Luật Luật sư giao cho Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư. Theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư và Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007, thì cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập.
    1.4.2 Tập sự hành nghề luật sư (Điều 14), kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư (Điều 15)
    Mục đích của việc tập sự hành nghề luật sư là giúp người tập sự hành nghề luật sư có điều kiện thực tế để rèn luyện những kỹ năng hành nghề đã được học trong thời gian đào tạo nghề luật sư.
    Tuy nhiên, do đang trong thời gian học việc và chưa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...