Tài liệu Thành hoàng hay Thổ thần ?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài viết được đánh vi tính lại từ Tạp chí Huế xưa và Nay. Bài viết này của Nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng.

    Trích một phần bài viết:

    Những trung tâm bất di bất dịch và cũng sinh động nhất của tình đoàn kết làng xã là cái đình. Mỗi làng có một cái đình là trung tâm sinh hoạt tập thể của cộng đồng, và là nơi đặt bàn thờ vị thần che chở cho làng. Chính đấy là nơi tổ chức các cuộc hội họp của chức dịch, giải quyết các vấn đề hành chính hay tư pháp trong làng. Chính đấy là nơi diễn ra các cuộc tế lễ, là nơi, tóm lại, thực hiện mọi hành động tạo thành đời sống của xã hội Việt Nam. Thành Hoàng tiêu biểu rõ rệt cho tổng số các kỷ niệm chung, các nguyện vọng chung. Thành Hoàng là hiện thân của quy tắc, tục lệ, đạo đức và đồng thời, sự thưởng phạt. Chính Thành Hoàng trừng trị hay ban thưởng tuỳ theo người ta vi phạm hay chấp hành các luật của thần. Rút cục, Thành Hoàng tiêu biểu cho uy quyền cao siêu có nguồn gốc, có sức mạnh ở chính xã hội. Hơn nữa, Thành Hoàng là sợi dây liên kết tất cả mọi người trong cộng đồng. Thần làm cho họ thành một khối, một thứ nhân cách đạo lý mà tất cả các mục đích chủ yếu đều được thấy trong mỗi cá nhân. Vậy ta không được tách rời việc nghiên cứu sự thờ cúng ở làng khỏi việc thờ Thành Hoàng, khỏi cái khung của làng xã Việt Nam. [ .] một làng được xây dựng, một hội được thành lập, tức khắc được đặt dưới sự bảo trợ tinh thần của một thần hay của một nhân vật được thần hóa, một biểu tượng đối với người có chữ nghĩa và mối đe dọa đối với kẻ ngu si, để buộc tất cả phải chấp nhận một kỷ luật, một cách cư xử tập thể, phải chấp hành các luật lệ đã được nhất trí ban bố trước mặt vị thần có trách nhiệm để mắt đến việc đó. Như vậy là, để bảo vệ lợi ích của tập thể, người ta tự đặt mình dưới sự bảo trợ của một vị thần đã có thành tích đột xuất do những hành động đạo đức hay một vị thần tính khí thất thường, hoặc độc ác . nhưng các thần đó, vì vai trò linh thiêng và đặc biệt mà dân làng yêu cầu ở họ, đã tiêu biểu cho uy quyền trọng tài và công lý (Nguyễn Văn Huyên, 1996: II: 613-614).

    Tài liệu tham khảo

    1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, H.: Nxb. VHTT.

    2. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, H.: Nxb. KHXH.

    3. Đình Hy (2007), “Thần hoàng đình làng Đắc Nhơn - Ninh Thuận”, T/c Xưa & Nay, số 286 (tháng 6): 36-37.

    4. Huỳnh Công Bá (1996), Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở Bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII, LA PTS KH Lịch sử, H.: Trường ĐHSP HN. Thư Viện Quốc gia Việt Nam, mã số LA04.05548.

    5. Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường (1999), Ðình Nam bộ Xưa & Nay, Đồng Nai: Nxb. Ðồng Nai.

    6. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hoá Huế xưa, 3 tập: Tập I. Đời sống gia tộc; Tập II. Đời sống làng xã; Tập III. Đời sống cung đình, Huế: Nxb. Thuận Hoá.

    7. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam, H.: Nxb. KHXH.

    8. Nguyễn Hữu Thông (2003b), Mấy nét đặc trưng của làng xã miền Trung, T/c Nghiên cứu lịch sử, số 2/2003: 23 - 33.

    9. Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo Đàn, Trần Đình Hằng (2006), Hải Cát: Đất và Người, Huế: Nxb. Thuận Hoá.

    10. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam [2 tập], H.: Nxb. KHXH.

    11. Nguyễn Văn Khoan (1930), “Essai sur le Đình et le culte du génie tutélaire des villages au tonkin”, B.E.F.E.O: XXX: nO1-2.

    12. Nguyễn Xuân Hương (2007), Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng (Hình thái, đặc trưng và giá trị), Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, H.: Viện Văn hóa Thông tin.

    13. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ, Huế: Nxb. Thuận Hóa.

    14. Phan Kế Bính (1992) Việt Nam phong tục, Tp. HCM: Nxb. Tp HCM.

    15. QSQ triều Nguyễn (1961), Ðại Nam nhất thống chí: Thừa Thiên phủ, tập Thượng, S.: Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục Xb.

    16. Sơn Nam (2004), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Tp. HCM: Nxb. Trẻ.

    17. Thần tích thần sắc (1937): Kết quả điều tra của Hội Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Đông Dương (Société du Folklore Indochinois), các làng: Lý Hòa (Quảng Bình); Tường Vân, An Cư, Đại Hào, Bích La, Nhan Biều, Đại Hào, Đơn Duệ, Liêm Công Tây, Bông Vang, Huỳnh Công (Quảng Trị), Niêm Phò, Phổ Lại, Nguyện Biều, Diên Đại (Thừa Thiên), H.: Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Số hiệu TT-TS FQ 40 18.

    18. Tôn Thất Bình (2003), Huế - lễ hội dân gian, H.: Nxb. Thuận Hóa.

    19. Cadière, L. [Đỗ Trinh Huệ dịch] (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt, H.: Nxb. VHTT.

    20. Trịnh Cao Tưởng (2005), Thành hoàng ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản: một nghiên cứu so sánh, H.: Nxb. VHTT - Viện Văn hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...