Tài liệu Thành cổ Quảng Trị lịch sử xây dựng và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thành cổ Quảng Trị lịch sử xây dựng và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm
    Lịch sử xây dựng Thành cổ Quảng Trị :
    Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc. Sau chiến dịch Thành Cổ mùa hè đỏ lửa 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, chính quyền sở tại cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính,; ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà Hiện Đại làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Cổ Thành được tráng cement chừa ô trồng cỏ. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là Đất Tâm Linh vì nơi đây bất cứ tất đất nào cũng có bom đạn và xác người. Hiện như là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng Trị.
    Trận đánh thành cổ năm 1972



    Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai bên, nhất là sự tổn thất sinh mạng của quân đội miền Bắc. Sau 81 ngày đêm chịu hàng chục tấn bom đạn với thiệt hại về người lên tới hơn 10.000, Quân Giải phóng miền Nam đã buộc phải rút quân ra khỏi khu vực quan trọng này.
    + Bối cảnh của trận đánh
    Năm 1972, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức tổng tấn công trên 3 chiến trường chính: Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Sau khi mở chiến lược Trị Thiên từ tháng 3 năm 1972, sau 2 đợt tấn công, đến tháng 5 thì Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn lực lượng phản công với sự tham gia chiến lược của không quân, hải quân Hoa Kỳ và bắt đầu lấy lại ưu thế trên chiến trường (cuộc hành quân Lam Sơn 72). Đây cũng là thời điểm mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đang bổ sung lực lượng chuẩn bị cho đợt tấn công thứ 3 vào Thừa Thiên. Chiến sự trong mùa hè đỏ lửa diễn ra cực kì ác liệt, ác liệt nhất kể từ khi có cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu mở các cuộc phản công và đến đầu tháng 7 đã tiến đến thị xã Quảng Trị. Cuộc chiến 81 ngày ở thị xã và thành cổ Quảng Trị bắt đầu.
    + Tương quan lực lượng
    Quân lực Việt Nam Cộng hòa: Các Lữ đoàn dù 1, 2, 3; Liên đoàn dù biệt cách 81; Thiết đoàn 7, 18 kị binh; 3 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến và các tiểu đoàn pháo, công binh
    Quân đội Hoa Kỳ: B-52 ném bom chiến lược của không quân Hoa Kỳ, pháo hạm yểm trợ từ Hạm đội 7.
    Quân đội Nhân dân Việt Nam: Lực lượng phòng thủ trong thành cổ Quảng Trị bao gồm Trung đoàn 48 (sư đoàn 320B), Trung đoàn 95 (sư đoàn 325), 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương của tỉnh Quảng Trị Tiểu đoàn 8 (trung đoàn 64, sư đoàn 320). Chi viện trực tiếp cho lực lượng này là các đơn vị còn lại của Sư đoàn 325 và Sư đoàn 312.
    + Diễn biến cuộc chiến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...