Tài liệu Thành Cát Tư Hãn

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thành Cát Tư Hãn


    Thành Cát Tư Hãn sinh ra với tên Thiết Mộc Chân , họ Bột Nhi Chỉ Cân khoảng năm 1155/1162[1]/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (1271–1368) sau khi lật đổ triều đại Nam Tống. Năm 1271 sau khi lập ra nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ.

    Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra Đế quốc Môgôn ở Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị người Trung Quốc thống trị lại.

    1.Thời thơ ấu

    Thành Cát Tư Hãn sinh khoảng giữa 1155 (hay 1162) và 1167, [2] là con trai cả của Dã Tốc Cai (Yesükhei), một thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan (Kiyad, )[3]. Dã Tốc Cai là người thuộc dòng họ Bột Nhi Chỉ Cân. Mẹ ông là bà Kha Nguyệt Luân (Oát Ngạch Lôn, U Luân hay Hoelun/Өэлүн) từ bộ lạc Hoằng Cát Thích (Olkunut/Олхуноуд, Олхонууд, Олгонууд). Ông là con trai cả của bà này. Theo Bí sử Mông Cổ, ông được đặt tên theo tên của một thủ lĩnh rất dũng cảm của một bộ tộc người Tatar đã bị cha ông đánh bại (Thiết Mộc Chân Ngột Cách).

    Thiết Mộc Chân có 3 em trai là Cáp Tát Nhi (Khasar hay Qasar), Hợp Xích Ôn (Khajiun), Thiết Mộc Cách (Temüge) và một em gái là Thiếp Mộc Lôn (Temülen hay Temülin), cùng hai anh/em cùng cha khác mẹ khác là Biệt Cách Thiếp Nhi (Bekhter) và Biệt Lặc Cổ Đài (Belgutei) do Tốc Xích Cát Lặc sinh ra.

    Thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân cực kỳ khó khăn. Khi ông lên 9 tuổi, cha ông đã đưa ông đến gia đình vợ (Börte) tương lai và ông phải sống ở đó cho đến khi đủ tuổi lấy vợ là 12 tuổi. Một thời gian ngắn sau đó cha ông bị đầu độc bởi bộ lạc Tháp Tháp Nhi (Tartar) láng giềng trên đường trở về nhà và Thiết Mộc Chân đã trở thành thủ lĩnh của bộ lạc của mình. Bộ lạc của ông không chấp nhận ông do sự bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế. Trong những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du cư nghèo khó, sống được là nhờ các loài động vật gặm nhấm. Trong một lần đi săn bắn như vậy ông đã giết chết người anh/em cùng cha khác mẹ là Bekhter[4] trong một cuộc tranh giành chiến lợi phẩm. Một lần khác vào năm 1182, ông đã bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm với gông trên cổ. Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục có cảm tình. Mẹ ông đã dạy ông nhiều bài học từ sống sót trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Mông Cổ tới sự cần thiết của liên minh với những người khác, những bài học này đã hình thành nên sự hiểu biết của ông trong những năm sau này về sự cần thiết của thống nhất.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...