Tiểu Luận Thân phận người phụ nữ trong ca dao

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dân tộc Việt Nam có một kho tàng ca dao vô cùng phong phú, đa dạng. Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian. Là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam qua bao thế hệ. Từ cái thuở còn còn nằm nôi, chúng ta đã được nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm qua lời ru của bà, của mẹ. Có thể nói ca dao có một sức lôi cuốn hết sức mạnh mẽ đối với con người Việt Nam, bởi nó rất gần gũi với suy nghĩ, tâm hồn của nhân dân, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người lao động. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao trữ tình người Việt là nơi thể hiện rõ nhất "điệu tâm hồn dân tộc" (Tố Hữu), bởi cảm hứng cội nguồn, chức năng chủ đạo và nội dung căn bản của ca dao là sự phô diễn trực tiếp thế giới tâm hồn của con người, biểu đạt những tình cảm, cảm xúc đa dạng của nhân dân. Do đó một trong những nét chủ đạo của ca dao truyền thống là sự thể hiện hết sức phong phú tư tưởng tình cảm của con người nói chung, người phụ nữ nói riêng. Ca dao viết về người phụ nữ là một vấn đề hết sức hấp dẫn và lôi cuốn, bởi qua đó phần nào ta hiểu được đời sống tâm hồn, tình cảm của họ trong xã hội xưa và nay. Chính vì thế nên tôi đã chọn đề tài:

    Thân phận của người phụ nữ trong ca dao


    2. Mục đích nghiên cứu


    Đề tài nhằm góp phần tìm hiểu nỗi đau về thân phận của người phụ nữ qua ca dao xưa. Qua đó cho thấy sự đồng cảm sâu sắc, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của người xưa trước số phận bi thảm của người phụ nữ.

    Đề tài cũng góp phần thể hiện sự khẳng định sức sống, vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ dưới những bất công của xã hội phong kiến.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thân phận của người phụ nữ phong kiến được thể hiện trong ca dao. Hầu hết các bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ được sáng tác trước năm 1945 nên nội dung nghiên cứu chính là thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    Tư liệu về ca dao rất dồi dào, phong phú, đa dạng, thể hiện ở nhiều công trình. Nhưng với đề tài Thân phận người phụ nữ trong ca dao nên đối tượng khảo sát chính của bài là những bài ca dao cổ truyền của người Việt.

    4. Cấu trúc của bài tiểu luận Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính gồm ba chương:

    Chương 1: Vị trí của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

    Chương 2: Thân phận của người phụ nữ thể hiện trong ca dao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...